Báo cáo sức mạnh quân sự: Quân đội Mỹ tiếp tục yếu đi

VietTimes -- Báo cáo thể hiện thái độ rất bi quan, thất vọng, cho rằng Quân đội Mỹ đã hy sinh cái lâu dài để phục vụ cho cái trước mắt, đang suy yếu so với Nga và Trung Quốc, nhưng hé lộ một số tiến triển tích cực.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

National Defense Mỹ ngày 16/11 cho biết căn cứ vào một báo cáo công bố ngày 15/11, Quân đội Mỹ đang ở trình độ "nguy hiểm", rất thấp trên các phương diện như năng lực, chất lượng và khả năng sẵn sàng chiến đấu khi ứng phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng nghiêm trọng trên các khu vực của thế giới.

Báo cáo thường niên này là báo cáo "Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ" thứ ba của Quỹ Truyền thống Mỹ. Báo cáo cho hay do cắt giảm ngân sách gây trở ngại cho kế hoạch hiện đại hóa, Quân đội Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng.

Báo cáo này đã tái khẳng định kết luận của các báo cáo hai năm trước. Tác giả báo cáo đã tiến hành đánh giá đối với 3 lĩnh vực nghiên cứu gồm tình hình môi trường tác chiến toàn cầu, các mối đe dọa của lợi ích Mỹ và trạng thái sức mạnh quân sự Mỹ.

Họ cho rằng Quân đội Mỹ có thể đồng thời ứng phó với hai cuộc chiến tranh quan trọng trong thời gian rất ngắn và đưa ra kết luận cho rằng quân đội hiện nay sẽ "khó mà" đồng thời giao chiến thuận lợi với hai đối thủ cạnh tranh.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet Mỹ (ảnh tư liệu)

Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình quân sự của Mỹ là "tạm vừa ý" và có xu hướng "yếu đi", trong đó Lục quân và Thủy quân lục chiến bị đánh giá càng thấp.

Báo cáo cho rằng "Lục quân Mỹ liên tục giảm lực lượng ở cơ sở, đồng thời để duy trì trình độ sẵn sàng chiến đấu, phải chịu rủi ro to lớn từ kế hoạch hiện đại hóa".

Báo cáo viết: "Tóm lại, Lục quân co rút, lão hóa và trở nên yếu đi, tình hình này không có nhiều khả năng thay đổi trong tương lai không xa".

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng sẽ tiếp tục gặp phải thách thức trên phương diện sẵn sàng chiến đấu. Báo cáo chỉ ra, trong một số thời điểm của năm 2016, "Thủy quân lục chiến chỉ có chưa đến 1/3 máy bay chiến đấu F/A-18, nhiều hơn một chút so với 1/4 máy bay trực thăng tải trọng lớn và 43% cụm máy bay hàng không tổng thể có thể sử dụng cho tiến hành triển khai tác chiến".

Báo cáo cho hay Thủy quân lục chiến chỉ có 2/3 quy mô lực lượng chiến đấu mà họ thực sự cần.
Không quân Mỹ đang đối mặt với thiếu thốn phi công và nhân viên sửa chữa cùng với sự suy yếu về khả năng bay và sửa chữa của cụm máy bay chiến đấu chiến thuật do kinh phí không đủ.

Hải quân Mỹ là quân chủng duy nhất được nâng điểm trong báo cáo chỉ số năm 2016, nhưng báo cáo cũng chỉ ra Hải quân Mỹ "chẳng qua là thông qua hy sinh khả năng sẵn sàng chiến đấu lâu dài để đáp ứng nhu cầu tác chiến trước mắt".

Báo cáo đặc biệt đề cập đến khả năng yếu đi của tàu ngầm lớp Nimitz và tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình. Trên phương diện này, Hải quân Mỹ luôn khó có thể cung cấp kinh phí cho kế hoạch thay thế tàu ngầm lớp Ohio trong tương lai.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Người viết báo cáo, nhà nghiên cứu lâu năm của Quỹ Truyền thống Mỹ, Dakota Wood cho biết: "Dựa vào tiêu chuẩn cho điểm từ 1 - 5 của chúng tôi, vị trí của chúng ta là 4. Vì vậy, đây là một trình độ đáng lo ngại, đặc biệt là khả năng của Nga và Trung Quốc đang có xu hướng hoàn thiện".

Mặc dù báo cáo thể hiện rất bi quan, thất vọng, nhưng cơ quan nghiên cứu này đã cung cấp một số thông điệp ngầm cho thấy việc hiện đại hóa của Quân đội Mỹ trên một số phương diện đã được cải thiện, chẳng hạn việc trang bị và kinh nghiệm tác chiến tổng thể của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35.

Dakota Wood nói: "Khi chúng ta tiến hành so sánh tình hình của Quân đội Mỹ với Quân đội Nga và Trung Quốc, quân đội chúng ta vẫn có ưu thế cạnh tranh về kinh nghiệm tác chiến".

Ông cho biết thêm, trên phương diện phát triển và hỗ trợ công nghệ mới, Quân đội Mỹ vẫn thắng các nước khác một bậc.

Ngoài ra, theo tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 16/11, trong thời điểm Chính phủ Mỹ do Tổng thống mới lãnh đạo sắp ra đời, trách nhiệm kế thừa của chính phủ này là điều đáng sợ.

Các mối đe dọa liên quan đến lợi ích và an ninh của Mỹ trên toàn cầu đang tiếp tục gia tăng và xấu đi.

Đồng thời, việc cắt giảm ngân sách buộc Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng các cách làm nay đã không thể tiếp tục, từ bỏ xây dựng hiện đại hóa tương đối lâu dài để phục vụ cho nhu cầu tương đối cấp bách và các hành động đang triển khai của Quân đội Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ (ảnh tư liệu)

Báo cáo thường niên "Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ" thứ ba của Quỹ Truyền thống cho thấy các xu thế gây bất an nói trên được hai báo cáo trước mô tả vẫn đang tiếp diễn. Cùng với việc Quân đội Mỹ gian nan duy trì hiện trạng, kẻ thù của Mỹ hoàn toàn "không phải không thay đổi".

Chẳng hạn về Triều Tiên, trong vài năm qua, Triều Tiên đã tiến hành vài vụ thử hạt nhân, bao gồm thử bom khinh khí và thử hạt nhân với uy lực lớn hơn.

Triều Tiên còn tiếp tục phát triển khả năng tên lửa đạn đạo để lắp loại vũ khí này. Đồng thời, "cơ bắp chiến lược" của Mỹ lại đang suy yếu.

Ngoài hạ tầng cơ sở hạt nhân cũ và thiết kế vũ khí hạt nhân lạc hậu, Nhóm công tác quản lý vũ khí hạt nhân của Bộ Quốc phòng Mỹ còn đưa ra kết luận: "Khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng được trao cho thực hiện nhiệm vụ hạt nhân bị giảm đi nghiêm trọng".

Đồng thời, Nga đang nghiên cứu chế tạo một loại xe tăng mới T-14 Armata, loại xe tăng này nhẹ hơn, nhanh hơn so với xe tăng của Mỹ và đồng minh.

Trong khi đó, Mỹ lại trì hoãn hoặc hủy bỏ nhiều chương trình xe tác chiến mặt đất. Trong tình hình hiện chưa có bất cứ chương trình đang phát triển nào, khả năng này vẫn chưa thấy có triển vọng.

Khi Nga tập kết quân đội ở dọc biên giới với NATO, Mỹ lại ngày càng yếu đi do không ngừng cắt giảm quy mô quân đội.

Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ (ảnh tư liệu)
Xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams Mỹ (ảnh tư liệu)

Kế hoạch đẩy nhanh cắt giảm quân đội của chính quyền Tổng thống Barack Obama buộc lãnh đạo Quân đội Mỹ đưa ra quyết định khó khăn trong các hành động chiến lược.

Chẳng hạn, đội tác chiến lữ 4 (BCT) của Alaska vốn có kế hoạch giảm biên chế trong năm tài khóa 2016, nhưng do vị trí chiến lược của đơn vị này, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Thượng tướng Mark Milley mới đồng ý trì hoãn giảm biên chế.