Tờ First Post Ấn Độ ngày 7/7 cho rằng hiện nay Hải quân Trung Quốc sở hữu 283 tàu chiến mặt nước cỡ lớn, gấp hơn 4 lần so với Hải quân Ấn Độ với 66 tàu chiến măt nước cỡ lớn.
Trung Quốc đang mở rộng khoảng cách sức mạnh với Hải quân Ấn Độ. Một quan chức Hải quân Ấn Độ nói: "Tần suất hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong vài tháng gần đây đã đạt mức cao mới".
Vài tháng trước, Hải quân Ấn Độ đã phát hiện ra 12 tàu chiến, tàu ngầm và tàu do thám của Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc có 26 tàu khu trục, gấp hơn 2 lần so với Hải quân Ấn Độ với 11 tàu khu trục.
Đối với Hải quân Trung Quốc và Hải quân Ấn Độ, tàu khu trục đều là tàu chiến tuyến đầu, mang theo radar có chức năng mạnh, có thể tiến hành chạy cự ly xa, có thể phát động tấn công đối đất, có thể phòng thủ tên lửa, tham gia tác chiến mặt nước và săn ngầm. Điều này làm cho tàu khu trục trở thành công cụ mạnh mẽ trên phương diện điều động lực lượng.
Một nhà phân tích truyền thông Ấn Độ cho rằng tàu khu trục thế hệ mới Type 055 lượng giãn nước đầy 12.000 tấn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, gần đây đã hạ thủy. Tàu chiến này "lớn hơn nhiều tàu khu trục mới nhất còn chưa đi vào hoạt động của Ấn Độ, sức chiến đấu cũng mạnh hơn nhiều".
Tàu khu trục Type 055 Trung Quốc cuối cùng sẽ mang theo khoảng 120 quả tên lửa các loại. Trong khi đó, tàu khu trục lớp Visakhapatnam là tàu khu trục mạnh nhất của Ấn Độ, vẫn chưa đi vào hoạt động, trong tương lai sẽ chỉ trang bị 50 quả tên lửa.
Hải quân Trung Quốc có 52 tàu hộ vệ, gấp gần 4 lần Hải quân Ấn Độ với 14 chiếc. Vũ khí trang bị của tàu hộ vệ không nhiều như tàu khu trục, nhưng vẫn có thể đóng vai trò tương tự, có thể triển khai hành động tác chiến ở vùng biển sâu.
Ấn Độ có 52 tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa, bằng khoảng 1/4 Hải quân Trung Quốc với 106 tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa. So với tàu hộ vệ, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa thuộc tàu chiến vũ trang nhẹ, có thể đảm nhiệm phòng vệ bờ biển.
Cho đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều có một chiếc tàu sân bay. Tàu sân bay là tiêu chí cho thấy thực lực quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường.
Tháng 4/2017, một tàu sân bay mới của Trung Quốc đã hạ thủy. Đây là chiếc thứ hai sau tàu sân bay Liêu Ninh, đồng thời cũng là chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc. Chiếc tàu sân bay này của Trung Quốc dự tính sẽ có thể đưa vào chiến đấu thực tế từ năm 2020.
Trong thời điểm Trung Quốc triển khai công tác nghiên cứu phát triển, tàu sân bay tự chế INS Vikrant của bản thân Ấn Độ lại đối mặt với nhiều lần trì hoãn.
Tờ The Hindu Ấn Độ ngày 28/7/2016 cho rằng từ năm 2009 đến nay công tác nghiên cứu phát triển tàu sân bay INS Vikrant được tiến hành liên tục, nhưng trước năm 2023 sẽ không có nhiều khả năng hoàn thành.
Trong vài chục năm, Hải quân Ấn Độ luôn chiếm ưu thế so với Hải quân Trung Quốc, bởi vì trong kho vũ khí của Ấn Độ ít nhất sở hữu 1 tàu sân bay, trong khi đó Hải quân Trung Quốc không có chiếc nào.
Trung Quốc hiện nay có tàu sân bay Liêu Ninh, đi vào hoạt động từ năm 2012, sau 4 năm kiểm tra, đến ngày 16/12/2016 đã tiến hành diễn tập bắn đạn thật lần đầu tiên.