Ấn Độ lo ngại về cuộc điện đàm của ông Donald Trump với Thủ tướng Pakistan

VietTimes -- Trong cuộc điện đàm, ông Donald Trump đã hết sức ca ngợi Pakistan, được Pakistan mời đến thăm. Đây có thể là một bước ngoặt của quan hệ Mỹ - Pakistan và có thể làm leo thang đối đầu chiến thuật giữa Pakistan và Ấn Độ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh: Sindh News Online
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Ảnh: Sindh News Online

Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 30/11 cho hay Cơ quan thông tin Pakistan đã công bố một cách hiếm thấy về nội dung điện đàm của Thủ tướng nước này Nawaz Sharif. Điểm đáng chú ý trong tuyên bố này của Pakistan ở chỗ, họ hầu như hoàn toàn tập trung vào phát biểu của ông Donald Trump.

Cuộc điện đàm này cũng đã gây quan ngại lớn cho một nước khác ở tiểu lục địa Nam Á - Ấn Độ đã chuẩn bị cho việc ứng phó với trường hợp có khả năng xảy ra, đó là Mỹ thiên vị Pakistan.

Tờ Washington Post ngày 30/11 cho biết trong tuyên bố do Pakistan đơn phương công bố này, ông Donald Trump cho hay: "Ngài Thủ tướng (Nawaz Sharif) có một uy tín tốt, thực sự là một người tài giỏi.

Những đóng góp ngạc nhiên của ngài được mọi người biết đến. Tôi rất trông đợi chuyến thăm của ngài. Từ trong đối thoại giữa tôi và ngài, tôi cảm thấy ngài giống như một người bạn cũ.

Quý quốc có cơ hội to lớn. Nhân dân Pakistan rất thông minh, tôi sẵn sàng và đã chuẩn bị tốt hợp tác với quý quốc, tìm kiếm giải pháp ứng phó với các vấn đề nổi cộm như mong muốn của ngài Thủ tướng. Đây là một vinh dự, tôi rất vui được trực tiếp tham gia. Hãy gọi điện cho tôi bất cứ lúc nào, cho dù là trước khi tôi nhậm chức ngày 20/1/2017".

Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng đến thăm Pakistan. Ảnh: The White House
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng đến thăm Pakistan. Ảnh: The White House

Khi đề cập đến việc được mời đến thăm Pakistan, ông Donald Trump cho biết ông rất sẵn lòng đến thăm Pakistan.

Đội ngũ chuyển tiếp chính quyền của ông Donald Trump còn chưa đưa ra phản ứng đối với tuyên bố này của Pakistan.

Tờ Washington Post cho rằng những lời khen ngợi của ông Donald Trump đối với Pakistan có thể sẽ trở thành một bước ngoặt của ông.

Vào năm 2012, ông Donald Trump từng phê phán Pakitan trên mạng xã hội: "Pakistan mãi mãi sẽ không phải là bạn của chúng ta. Chúng ta đã dành cho họ vài tỷ USD. Nhưng chúng ta nhận được gì? Phản bội và không tôn trọng".

Ngoài ra, ông Donald Trump cũng từng đánh giá cao Ấn Độ - đối thủ của Pakistan. Trong quá trình tranh cử, khi lôi kéo cử tri người Mỹ gốc Ấn, ông Donald Trump cho biết Ấn Độ và Mỹ sẽ là "bạn bè tốt nhất".

Tuy nhiên, nhìn vào nội dung điện đàm do Pakistan công bố, giọng điệu và cách dùng từ trong tuyên bố khá phù hợp với phong cách của ông Donald Trump.

Cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Donald Trump và ông Nawaz Sharif có thể được xác nhận. Điều quan trọng hơn là ông Donald Trump phát đi tín hiệu thay đổi với Pakistan, hy vọng tiếp tục làm sâu sắc hợp tác Mỹ - Pakistan.

Đây chắc chắn không phải là việc vui đối với Ấn Độ. Tạp chí The Diplomat Nhật Bản phân tích, tuyên bố này cho thấy, chính sách của chính quyền Donald Trump có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc khủng hoảng ở khu vực Nam Á.

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan, mua của Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan, mua của Mỹ (ảnh tư liệu)

Trước hết, từ khi Tổng thống Bush con (George W. Bush) thăm Pakistan đến nay, trong 10 năm sau không còn có Tổng thống Mỹ đến thăm nước này. Trong khi đó, ông Donald Trump là Tổng thống đắc cử Mỹ đã được mời đến thăm Pakistan.

Thứ hai, trong điện đàm, ông Donald Trump nhấn mạnh "sẵn sàng phát huy vai trò theo ý nguyện của Pakistan", Islamabad có đầy đủ lý do để ăn mừng, trong khi đó New Delhi buộc phải chú ý và theo dõi.

Mặc dù ông Donald Trump có xu hướng tính cách thay đổi theo thời điểm, ông có lẽ cũng chỉ nói những lời mà ông Nawaz Sharif muốn nghe để thỏa mãn mong muốn của Thủ tướng Pakistan còn trong thực tế rất khó có thể trở thành nền tảng chính sách quốc gia.

Nhưng, đối với Ấn Độ lại không có sự lựa chọn khác, chỉ có thể xem tuyên bố này là kế hoạch thực sự của ông Donald Trump để cư xử.

Trang Đa Chiều cho rằng Ấn Độ đã chuẩn bị để ứng phó với các loại khả năng. Chính phủ Mỹ tương lai có khả năng sẽ không trực tiếp phê phán Pakistan tiến hành triển khai quân sự ở khu vực Kashmir của Ấn Độ, thậm chí sẽ đối xử với Pakistan như là đồng minh quan trọng nhất ngoài NATO.

Ông Donald Trump có lẽ sẽ được các cố vấn của mình làm con hiểu rõ là tiền đánh cược của ông ở Nam Á là rất cao, bởi vì điều này có thể dẫn tới mối đe dọa thực sự - chiến tranh hạt nhân. Mặc dù lập trường của Mỹ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp để khả năng leo thang xung đột Ấn Độ - Pakistan, nhưng đánh giá của hai bên đối với thái độ của Mỹ rất có khả năng gây ra leo theo đối đầu chiến thuật.