Năm 2018, nền kinh tế Mỹ phân ly khỏi phần còn lại của thế giới với một chút khoa trương. Bằng sự thuận lợi do chính sách cắt giảm thuế tạo nên, nền kinh tế Mỹ đã khởi sắc trong hầu hết năm 2018. Điều này đi ngược lại với những khó khăn tới từ các nước bên ngoài. Cả Trung Quốc và Châu Âu đều đình đốn, và đã có một cảm giác thực tế rằng Mỹ cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự trong năm 2019.
Trong thời điểm Mỹ đang lên tới đỉnh cao thì kinh tế Trung Quốc và khu vực Châu Âu rơi tự do. Nền kinh tế Mỹ đã đủ mạnh để đứng vững trước gánh nặng của sự suy thoái ở nước ngoài. Những biểu đồ sản xuất đạt tới đỉnh điểm vào giữa năm 2017 với Trung Quốc và với Châu Âu là cuối 2017. Với Mỹ, đỉnh cao sản xuất là vào tháng 8.2018.
Trong khi Mỹ đang phân ly khỏi phần còn lại của thế giới, Trung Quốc và Châu Âu bắt đầu nhận ra những vấn đề một cách từ từ. Giống như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED dừng việc tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã đảo ngược kế hoạch của mình để loại bỏ khoản vay ngắn hạn năm 2019. Còn về phần mình, Trung Quốc trở lại với chính sách bơm thuốc phiện nợ [credit spigot].
Với phần lớn các nước trên thế giới đang tăng trưởng chậm và phải kích thích kinh tế (hay ít nhất là rời khỏi chính sách thắt chặt kinh tế của mình), có nhiều lý do để lạc quan vào tiềm năng kinh tế toàn cầu trong khoảng thời gian còn lại của năm 2019.
Với Mỹ, con đường năm 2018 gần như nằm trong một tình huống lý tưởng. Việc áp thuế và đe dọa áp thuế với các sản phẩm của Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã góp phần tạo nên suy thoái toàn cầu. Nhưng trong nội địa Mỹ, những trở ngại được bù lại nhiều hơn nhờ hạ thấp thuế doanh nghiệp, tạo ra một năm tăng trưởng tốt thông qua những cuộc đàm phán và đảo ngược chính sách thương mại.
Vậy, điều gì là một trong những lý do đáng bỏ qua nhất khi xét đến tình hình lạc quan của nền kinh tế năm nay? Đó chính là sự phân ly. Khi Mỹ hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế, phần còn lại của thế giới thì chịu thiệt hại vì sự suy thoái tăng trưởng một cách sâu sắc - Đó là điều có vẻ đã xảy ra vào năm 2018 - Đặc biệt nửa cuối năm ngoái sẽ được nhớ tới là một đợt suy thoái ngắn và nhẹ trên toàn cầu. Hiện tại, Trung Quốc và Châu Âu có vẻ đã vượt qua hay gần như chấm dứt thời điểm xuống dốc nặng nề trong nền kinh tế.
Điều này có nghĩa là, sự đột ngột chấm dứt tác dụng kích thích kinh tế Mỹ từ chính sách cắt giảm thuế cần thiết, sẽ không kết thúc một cách tệ hại [như làm xảy ra suy thoái]. Mà thay vào đó, có một sự hạ cánh nhẹ nhàng từ việc cắt giảm thuế. Tóm lại: khi Mỹ cắt giảm thuế tạo ra bùng nổ tăng trưởng và khiến nền kinh tế toàn cầu phải chịu thiệt hại qua một cuộc suy thoái sâu sắc, thì việc nền kinh tế toàn cầu phục hồi có thể sẽ giúp giảm nhẹ suy thoái của riêng nước Mỹ. Nếu năm 2018 là năm của sự phân ly kinh tế, thì sự tái hợp sẽ là câu chuyện của năm 2019.
Việc tái hợp kinh tế sẽ rất rắc rối. Đặc biệt là bởi vì những thị trường có vẻ như không tin vào nó. Khả năng có một cuộc họp nhằm cắt giảm lãi suất của FED vào tháng 12.2019 đã bị phủ nhận, tuy nhiên nó [việc tái hợp kinh tế với các nước khác] vẫn có khả năng sẽ xảy ra - Điều này bất chấp việc sự phát triển kinh tế Mỹ ở một bước nhất quán với sự hồi phục [của nền kinh tế thế giới] cho tới nay.
Cũng có những dấu hiệu của một sự tái hợp sẽ thay thế xu hướng hiện tại. Với Trung Quốc, biểu đồ về mức độ tin cậy của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Standard Chartered đã tăng cao hơn, Chỉ số sản xuất Caixin đã bùng phát trong vài tháng vừa qua. Tại Châu Âu, biểu đồ của ZEW về kỳ vọng tăng trưởng cho thấy tính tích cực lần đầu tiên kể từ tháng 3.2018. Trong khi dữ liệu tại Châu Âu vẫn chưa tăng được tới một mức có ý nghĩa, những dấu hiệu về sự ảm đạm và tiêu cực đã giảm bớt.
Việc Trung Quốc và Châu Âu đang trở lại tái hợp với Mỹ không phải là không quan trọng. Việc tái hợp khác giữa Mỹ với phần còn lại của thế giới sẽ vẫn còn mơ hồ. Nỗi sợ về việc Mỹ tái hợp với thế giới ở bên bờ vực của suy thoái [hoặc suy thoái] góp phần làm tăng lên cảm giác lo lắng trên toàn cầu. Điều này làm cho bước tăng trưởng của Mỹ chậm lại, nhưng những dấu hiệu chính của sự tăng trưởng tiếp tục báo hiệu một sự mở rộng đang diễn ra.
Nếu Mỹ có thể tăng trưởng giữa một cuộc suy thoái sâu sắc trên toàn cầu, vậy liệu sẽ có một cuộc suy thoái trong khi toàn bộ thế giới đang tăng tốc trở lại? Không. Chưa nhắc tới những "cơn gió ngược" mà phần còn lại của thế giới đang đối mặt mang tên "tranh chấp thương mại" có vẻ đã tới giai đoạn cuối. "Những cơn gió ngược này" có thể trở thành "gió thuận" cho tăng trưởng toàn cầu. Và đó cũng là khi việc tái hợp trở thành một vấn đề.
Việc FED rút khỏi chính sách thắt chặt chỉ ra việc thiếu đi sự lo âu về lạm phát và tăng trưởng toàn cầu. Và thông điệp được gửi đi đã rõ ràng. Không kể tới việc FED nỗ lực để giữ những lựa chọn mở cho mình và dừng chính sách thắt chặt định lượng, lập trường của FED được suy ra là có ý muốn chấm dứt việc nâng cao lãi suất. Nhưng việc tái hợp lại giải thích điều này có vẻ như không chính xác.
Các thỏa thuận thương mại, sự kích thích kinh tế, chính sách tiền tệ không gây hấn là những điều tích cực với nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những thỏa thuận thương mại không chắc chắn, các tranh chấp khiến xảy ra suy thoái gần như đã kết thúc hay sắp bị bỏ lại phía sau.
Sự tái hợp của nền kinh tế toàn cầu báo hiệu những viễn cảnh tăng trưởng tốt hơn, nhưng nó cũng có nghĩa là các ngân hàng trung ương vẫn còn chưa thoát khỏi trò chơi. Việc tái hợp sẽ mang chính sách tiền tệ của FED lại sự tập trung, đang chuẩn bị cho một chính sách thắt chặt sẽ quay trở lại [hay ít nhất là tiềm năng sẽ phải thực thi điều này]. Không chỉ để Mỹ có thể tránh suy thoái mà còn vì những kỳ vọng về tăng trưởng vẫn rất bi quan. Và điều đó có nghĩa là FED vẫn chưa hết việc của mình.