CHUYỆN NGOÀI SÂN CỎ:

Ai đang nắm chân ghế HLV bóng đá Việt?

VietTimes- Tháng 5-2004, HLV Đặng Trần Chỉnh buồn bã chia sẻ: "Ghế HLV có 4 chân thì cầu thủ giữ 3 chân, HLV chỉ có 1 chân. Cầu thủ mà không ủng hộ thì HLV lãnh đủ". 
"Ghế HLV có 4 chân thì cầu thủ giữ 3 chân, HLV chỉ có 1 chân. Cầu thủ mà không ủng hộ thì HLV lãnh đủ". Ảnh VT.
"Ghế HLV có 4 chân thì cầu thủ giữ 3 chân, HLV chỉ có 1 chân. Cầu thủ mà không ủng hộ thì HLV lãnh đủ". Ảnh VT.

Đã 16 năm nay, các cổ động viên, HLV Việt Nam đã ngẫm nghĩ mãi câu nói mà nhà cầm quân của Cảng Sài Gòn này thốt ra trong những tháng này buồn bã, càng ngẫm càng thấy đúng.

Câu nói của người trong nghề mang tính đúc kết, chiêm nghiệm của HLV Đặng Trần Chỉnh đã vận vào chính ông thầy này và không biết bao nhà cầm quân khác của sân cỏ Việt. Câu nói đó được thốt ra trong bối cảnh ông được bổ nhiệm làm HLV trưởng Cảng Sài Gòn (CSG) thay HLV Phạm Huỳnh Tam Lang (2003) sau khi đội rớt hạng.

Chủ nhân câu nói

Thực ra, nhiều người cứ thắc mắc, ông Đặng Trần Chỉnh đã từng là cầu thủ có số má thế mà vẫn để học trò “binh biến” sau lưng, để phải nói lên lời cay đắng? Ảnh BD
Thực ra, nhiều người cứ thắc mắc, ông Đặng Trần Chỉnh đã từng là cầu thủ có số má thế mà vẫn để học trò “binh biến” sau lưng, để phải nói lên lời cay đắng? Ảnh BD

Là người đã gắn bó với CSG suốt sự nghiệp cầu thủ, rồi sau đó chuyển sang công tác huấn luyện, Cảng Sài Gòn như ngôi nhà thứ 2 của ông. Với lực lượng khá đều, chưa bao giờ người ta nghĩ sẽ có ngày CSG phải xuống hạng. Nhưng chuyện hy hữu đã xảy ra, nhà đương kim vô địch đã rớt hạng liền mùa giải năm sau (2002). Một tay đưa CSG trở lại hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam V.League 2005, nhưng sau đó HLV Đặng Trần Chỉnh cũng phải rời CSG vào năm 2007 vì chỉ ngồi trên chiếc ghế có 1 chân.

Thực ra, nhiều người cứ thắc mắc, ông Đặng Trần Chỉnh đã từng là cầu thủ có số má thế mà vẫn để học trò “binh biến” sau lưng, để phải nói lên lời cay đắng? Phải nói, vì khá nhiều lý do, số phận của người đàn ông gốc Nha Trang sinh năm 1963 khá lận đận, dù khi còn làm cầu thủ, Đặng Trần Chỉnh là hậu vệ cánh xuất sắc của CSG và từng có thời gian lên ĐTQG.

Năm 1991, Đặng Trần Chỉnh được gọi lên tuyển để chuẩn bị tham dự SEA Games 16, tuy nhiên ông cùng một vài đồng đội tự ý bỏ về. Hành động này khiến Đặng Trần Chỉnh nhận án kỷ luật 2 năm. Đến năm 1995, ông tiếp tục dính líu đến bê bối tại giải vô địch quốc gia và phải giải nghệ. Từng dính vào tiêu cực và phải trả giá vì điều đó, nhưng HLV Đặng Trần Chỉnh may mắn hơn rất nhiều những đồng nghiệp khác khi 1996, ông được gọi trở lại CSG làm trợ lý cho HLV Phạm Huỳnh Tam Lang. 

Đến khi ông Chỉnh làm HLV thì cũng là thời điểm CSG nói riêng và bóng đá TP.HCM nói chung thoái trào, thậm chí nhiều đội phải giải tán. Tháng 5 năm 2006, Tòa án TP.HCM đã đưa ra xét xử một loạt đồng đội như Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hồ Văn Lợi, Văn Phụng, Hồng Sơn vì tội nhận hối lộ của SLNA, giúp đội bóng này vô địch mùa giải 2000-2001, khiến cho Đặng Trần Chỉnh cảm thấy “bơ vơ”.

Sir Alex Ferguson của MU là mẫu HLV có quyền lực tuyệt đối. Ảnh CLB MU
Sir Alex Ferguson của MU là mẫu HLV có quyền lực tuyệt đối. Ảnh CLB MU

 Hơn ai hết, Đặng Trần Chỉnh là người hiểu được 2 mặt của 1 tấm huy chương cả góc độ cầu thủ lẫn khi làm nghề HLV. Ông am sâu về chuyên môn sân cỏ vì được làm việc dưới trướng ông thầy Phạm Huỳnh Tam Lang khá lâu, tiếp thu được nhiều phương pháp luấn luyện, triết lý và trường phái bóng đá.

Ông có đủ thông tin và quan hệ để hiểu được học trò “đang làm cái quái gì sau lưng”. Nhưng ông lại không có những quyết định lạnh lùng và đôi khi là tàn nhẫn với các cầu thủ như Lê Huỳnh Đức, Hoàng Anh Tuấn hay phần nào đó là Hữu Thắng. Ông vẫn thiếu một cái gì đó, để phù hợp với bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam (?!!).

Nói đến Đặng Trần Chỉnh là người ta nhớ đến những chức danh GĐKT, rồi HLV tạm quyền và câu nói nổi tiếng trên. Không chỉ Đặng Trần Chỉnh mà người ta nhớ có khá nhiều nhà cầm quân như Marian Mihail (Romani), Minh Đức (Hà Nội.T&T), Fancisco Vital (B.Bình Dương)…cũng tức tưởi phải ra đi.

Thầy Park cũng đang được học trò yêu quý. Ảnh VPF
Thầy Park cũng đang được học trò yêu quý. Ảnh VPF

Nên đến với B.Bình Dương từ 2008, nhưng rốt cuộc Đặng Trần Chỉnh chỉ biết đến với tư cách là “người đóng thế” hơn là một nhà cầm quân thành đạt. Ngoài trừ mùa giải 2011, lên thay HLV  Ricardo Formosinho người Bồ Đào Nha, ông đi trọn mùa bóng và dìu đội bóng đất Thủ về vị trí thứ 6 dù trong tay có Leandro, ngôi sao sáng của Hải Phòng trước đó.

Đó mới là chuyện ở CLB, nếu ở cấp độ đội tuyển quốc gia, mọi việc còn phức tạp hơn nhiều. Đó cũng là lý do tại sao HLV ngoại lại dễ thành công hơn khi nắm đội tuyển quốc gia. Bao giờ việc đi hay ở của HLV bóng đá Việt Nam chỉ đơn thuần được quyết định chỉ do thành tích chuyên môn vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ. Chúng ta vẫn phải chấp nhận những câu chuyện thời quá độ tiến lên bóng đá chuyên nghiệp như vậy.