Afghanistan: Taliban nắm quyền, tấn bi kịch người tị nạn bỏ nước ra đi tái diễn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi Taliban thành lập chính quyền, ngày càng có các dấu hiệu cho thấy họ vẫn tiếp tục những chính sách tàn bạo trước đây; hàng triệu người Afghanistan tiếp tục bỏ nước ra đi tìm nơi tị nạn.
Trẻ em Afghanistan theo bố mẹ chạy sang Pakistan tị nạn (Ảnh Reuters).
Trẻ em Afghanistan theo bố mẹ chạy sang Pakistan tị nạn (Ảnh Reuters).

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 14/9, hôm 13/9, Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị về tình hình Afghanistan tại Geneva, Thụy Sĩ. Các nước và khu vực tham dự đã cam kết cung cấp hơn 1 tit USD để viện trợ Afghanistan. Tuy nhiên, Cao ủy Nhân quyền LHQ Bachelet đã chỉ trích tại cuộc họp rằng sau khi Taliban trở lại nắm quyền đã vi phạm cam kết, ngoài việc không có phụ nữ trong nội các mới, họ đã giết hại các nhân viên chính quyền trước để trả thù.

Taliban nuốt lời

Vào tuần trước Taliban đã tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, Bachelet chỉ ra rằng bà thất vọng với danh sách chính phủ do Taliban công bố và cho rằng nội các thiếu bao trùm, chỉ có một số ít không phải là người Pashtun, phụ nữ Afghanistan cũng bị loại khỏi lĩnh vực công cộng. Bà chỉ trích Taliban đã đi ngược với cam kết trước đó là bảo vệ quyền của phụ nữ.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi quốc tế giúp đỡ người dân Afghanistan (Ảnh: Toutiao).

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi quốc tế giúp đỡ người dân Afghanistan (Ảnh: Toutiao).

Bà Bachelet nói, theo các nguồn đáng tin cậy, các thành viên của lực lượng an ninh và các nhân viên làm việc cho chính phủ Afghanistan trước đây đã bị Taliban giết hại. Taliban còn cho người lục soát nhà các quan chức chính quyền trước, bắt giữ người thân của họ, sử dụng bạo lực với những người biểu tình và các phóng viên. Bà chỉ trích Taliban đã không tuân thủ cam kết tôn trọng nhân quyền và cho rằng Afghanistan đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới kể từ khi Taliban giành được chính quyền.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói, người dân Afghanistan đã trải qua mấy chục năm chiến tranh và khốn khổ, hiện nay họ có thể phải đối mặt với những thời khắc nguy hiểm nhất, bao gồm thiếu lương thực, rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Hàng rào biên giới được Pakistan dựng lên để ngăn người Afghanistan vượt biên trái phép (Ảnh: Reuters).

Hàng rào biên giới được Pakistan dựng lên để ngăn người Afghanistan vượt biên trái phép (Ảnh: Reuters).

Có thêm nửa triệu người tị nạn Afghanistan đổ sang các nước

Cơ quan cứu trợ người tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR) trước đó cho biết, tính đến cuối năm nay, các khu vực lân cận Afghanistan có thể phải đón thêm gần 500.000 người tị nạn mới. Kể từ khi Taliban nắm chính quyền vài tuần trước, các nước láng giềng Iran, Pakistan, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai "trạm trung chuyển tị nạn" đều tuyên bố sẽ không tiếp nhận thêm người tị nạn Afghanistan.

Trong khu vực bị chiến tranh tàn phá kéo dài này, do gánh nặng người tị nạn hiện hữu và áp lực kinh tế, chính trị trong nước, các quốc gia lại một lần nữa xảy ra tấn bi kịch cũ là đùn đẩy và không muốn thu nhận người tị nạn.

Trước khi Taliban giành chính quyền hôm 15/8, người Afghanistan đã trở thành một trong những nhóm người tị nạn lớn nhất, chiếm 10% tổng số người tị nạn trên thế giới, và hầu hết những người tị nạn chạy ra nước ngoài vẫn ở các khu vực xung quanh. Theo dữ liệu của UNHCR trong năm 2020 đã có 1,6 triệu người Afghanistan chạy khỏi đất nước và được 25 nước tiếp nhận, trong đó Pakistan đã nhận hơn 1,43 triệu người, nhiều nhất trong số tất cả các quốc gia; tiếp theo là Iran nhận 780.000 người; Đức 148.000, Áo 40.000, Pháp 31.500, Thụy Điển 29.900...

Bản đồ các trại tỵ nạn người Afghanistan trên đất Pakistan cùng số người tỵ nạn đã được tiếp nhận (Ảnh: UNHCR).

Bản đồ các trại tỵ nạn người Afghanistan trên đất Pakistan cùng số người tỵ nạn đã được tiếp nhận (Ảnh: UNHCR).

Ngày 27/8, Phó Cao ủy UNHCR Kelly T. Clements cho biết hiện nay mỗi ngày có hàng nghìn người tị nạn Afghanistan nhập cảnh Iran. Chính phủ Iran đã thiết lập ba trại thu dung tạm thời cho người tị nạn ở các tỉnh biên giới, nhưng tuyên bố rõ họ sẽ phải hồi hương sau khi tình hình ở Afghanistan được cải thiện.

Tại Pakistan, quốc gia được kết nối bằng biên giới trên bộ dài gần 2.600 km với Afghanistan, quân đội cho biết đã chặn tất cả các lối ra vào không chính quy với Afghanistan. Tuy nhiên, theo tin của Wall Street Journal ngày 2/9, người dân địa phương ước tính rằng hàng ngàn người Afghanistan nhập cảnh chui vào nước qua trạm biên phòng Chaman, mỗi người nhập cảnh chui thường phải trả số tiền gần 90 USD.

Mặc dù Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các nước láng giềng mở cửa biên giới và chấp nhận người tị nạn, nhưng các nước láng giềng vẫn không có ý muốn nới lỏng chính sách của họ.

Người Afghanistan tị nạn bị chặn lại bên kia hàng rào biên giới với Pakistan (Ảnh: Reuters).

Người Afghanistan tị nạn bị chặn lại bên kia hàng rào biên giới với Pakistan (Ảnh: Reuters).

Pakistan và Iran giữ thái độ kiên quyết

Đối với Pakistan, ngoài 1,4 triệu người Afghanistan tị nạn đã đăng ký, còn khoảng 3 triệu người khác chưa được hưởng quy chế tị nạn. Cao ủy Pakistan tại Vương quốc Anh, Moazzam Ahmad Khan, nói với BBC rằng Pakistan thực tế đã không có khả năng tiếp nhận thêm người tị nạn nữa. Đó chính là lý do vì sao Pakistan đề nghị, thậm chí cầu xin các bên liên quan ngồi lại đàm phán để tránh xảy ra những tình huống xấu.

Hasnain Malik, nhà phân tích tại cơ quan phân tích thông tin toàn cầu Tellimer, nói: “Dòng người tị nạn đổ vào và sự lan rộng hoạt động của các nhóm bạo lực, đặc biệt là sự phá hủy các khu đô thị và cơ sở hạ tầng ở miền tây Pakistan ... có thể cản trở sự phục hồi và cải cách của Pakistan”.

Ngoài các vấn đề kinh tế, bản thân Pakistan cũng bị khốn đốn bởi các hoạt động khủng bố trong một thời gian dài: “Chúng tôi lo ngại rằng Taliban Pakistan (TTP) sẽ đóng giả là những người tị nạn nhập cảnh từ Afghanistan và gây ra tình trạng hỗn loạn trong nước” - cố vấn an ninh quốc gia Pakistan Moeed Yusuf đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Bảy. Kể từ ngày 15/8, chính phủ Pakistan đã nhiều lần tuyên bố rằng nước này không thể tiếp nhận người tị nạn nữa, đồng thời khẳng định không có thêm người tị nạn nào được nhập cảnh ngoại trừ những người Afghanistan có giấy tờ thông hành hợp lệ.

Người tị nạn Afghanistan chạy sang Iran (Ảnh: Reuters).

Người tị nạn Afghanistan chạy sang Iran (Ảnh: Reuters).

Các nước láng giềng đóng cửa làm dấy lên nạn vượt biên chui

Theo các cơ quan truyền thông địa phương của Iran, chính quyền Iran đã đạt được thỏa thuận với Taliban về việc đóng cửa khẩu để đổi lấy an ninh cho một số lượng nhỏ người dòng Shia ở Afghanistan nới chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni (dòng Shia chiếm đa số người Hồi giáo ở Iran).

Tuy nhiên, dù là Pakistan hay Iran, thì đường biên giới bị "phong tỏa" vẫn không ngăn được những kẻ trốn chui, Wall Street Journal dẫn lời một sinh viên kỹ thuật 23 tuổi Đại học Kabul cho biết anh và bạn của mình mỗi người đã đưa cho những kẻ buôn người 200 USD và nhập cảnh thành công Iran từ tỉnh Nimroz ở phía tây Afghanistan. Tại biên giới, họ thấy hàng trăm người vượt biên. Mặc dù binh lính Iran đã bắn đe dọa khi họ bỏ chạy, nhưng cuối cùng vụ vượt biên đã thành công.

Người Afghanistan vượt biên "chui" qua cửa khẩu Chaman sang Pakistan (Ảnh: Reuters).

Người Afghanistan vượt biên "chui" qua cửa khẩu Chaman sang Pakistan (Ảnh: Reuters).

Thổ Nhĩ K có kế hoạch xây dựng hàng rào biên giới

Dù ở cách xa Afghanistan hàng nghìn km, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không kém phần lo lắng về dòng người tị nạn Afghanistan so với Pakistan và Iran. Trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria năm 2015, một số lượng lớn người tị nạn Syria chạy sang châu Âu đã đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đã ở lại Thổ Nhĩ Kỳ do các nước châu Âu từ chối tiếp nhận. Cuộc thay đổi chính quyền ở Afghanistan lần này diễn ra đồng thời với việc nền kinh tế trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tỷ lệ lạm phát lên tới 20% và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 22%. Đối thủ chính trị của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, chủ tịch đảng đối lập Kemal Kilicdaroglu đã hứa với cử tri rằng một khi ông nắm quyền, ông sẽ "giải quyết vấn đề người tị nạn trong vòng hai năm".

Với việc gia tăng làn sóng chống người di cư, bức tường biên giới chống người nhập cư cao 3 m ở biên giới với Iran đang được củng cố. Theo kế hoạch của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, bức tường biên giới sẽ được mở rộng từ 155 km hiện tại lên 242 km, bao phủ hơn một nửa biên giới giữa hai quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Người dân Balan biểu tình đòi chính phủ tiếp nhận người tị nạn Afghanistan (Ảnh: Reuters).

Người dân Balan biểu tình đòi chính phủ tiếp nhận người tị nạn Afghanistan (Ảnh: Reuters).

Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia EU khác (trừ Pháp và Đức bày tỏ muốn tiếp nhận người tỵ nạn) đã cam kết tăng cường viện trợ cho các nước láng giềng Iran và Pakistan, để tránh cuối cùng họ phải chịu trách nhiệm về người tị nạn Afghanistan.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria chỉ mới diễn ra cách đây vài năm, dường như lịch sử đang lặp lại ở Afghanistan. Các nước buộc phải chịu gánh nặng người tị nạn, áp lực chính trị và kinh tế trong nước. Khu vực chiến tranh liên miên khiến xuất hiện hàng triệu người tị nạn này lại một lần nữa diễn ra tấn bi kịch các nước đùn đẩy, không muốn thu nhận những người tị nạn khốn khổ.