23 tên lửa “khổng lồ” của Trung Quốc có thể giúp Trái đất tránh thảm họa thiên thạch?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chương trình không gian của Trung Quốc có thể cứu thế giới bằng những quả tên khổng lồ bảo vệ Trái đất khỏi những tảng thiên thạch; theo chính phủ nước này.
Giới khoa học Trung Quốc tin rằng các bộ va chạm động học gắn trên khoảng hơn 20 tên lửa có thể giúp chuyển hướng bay của thiên thạch (Ảnh: Handout)
Giới khoa học Trung Quốc tin rằng các bộ va chạm động học gắn trên khoảng hơn 20 tên lửa có thể giúp chuyển hướng bay của thiên thạch (Ảnh: Handout)

Tuyên bố được đưa ra ngay giữa lúc nhiều người vẫn còn nhớ tới vụ mảnh vỡ 20 tấn của tên lửa Trung Quốc rơi xuống Trái đất hồi tháng 5 vừa qua, mà phía Mỹ coi như một mối đe dọa. Mảnh vỡ này cuối cùng rơi xuống biển, trong khi năm ngoái, nhiều mảnh vỡ từ một tên lửa khác được cho là đáp trúng 2 ngôi làng ở Bờ Biển Ngà.

Mới đây, một nghiên cứu được chính phủ cấp vốn nói rằng Trung Quốc có thể phóng 23 tên lửa Trường Chinh 5 (CZ-5) – mẫu tên lửa lớn nhất của họ, có trọng lượng ất cánh gần 900 tấn – để phá nát những vật thể dạng đá trong hệ Mặt trời của chúng ta. Một số mảnh thiên thạch trong vũ trụ có kích thước chỉ bằng hòn đá cuội, nhưng nhiều mảnh khác lại có chiều ngang lên tới cả km. Một mảnh thiên thạch có chiều rộng khoảng 500 m là đã có thể giết chết cả triệu người.

Mặc dù khả năng va chạm với Trái đất là thấp, nhưng có một thiên thạch được gọi tên Bennu có khả năng sẽ va chạm với Trái đất trong vòng 1 thế kỷ.

Nhà nghiên cứu Li Mingtao và các đồng nghiệp của ong tại Trung tâm Khoa học Không gian Quốc gia ở Bắc Kinh được giao nhiệm vụ tìm ra cách để Trung Quốc có thể nhập cuộc và bảo vệ nhân loại trước thảm kịch từng khiến loài khủng long tuyệt chủng. Được biết, thiên thạch từng dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long có kích thước khoảng 10 km.

Để thay đổi hướng đi của một thiên thạch cỡ lớn có vận tốc kinh hoàng, chúng ta cần rất nhiều động năng. Vũ khí nguyên tử có thể thực hiện điều đó, nhưng vụ nổ do chúng gây ra có thể khiến thiên thạch vỡ thành nhiều mảnh vụn hơn, vẫn có thể gây ra mối đe dọa.

Trong báo cáo của mình, đội ngũ thuộc trung tâm không gian đề xuất phóng 23 tên lửa CZ-5 từ nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Trung Quốc, cùng một thời điểm. Và các tên lửa có thể sẽ mất khoảng 3 năm mới tới được mục tiêu của chúng.

Mỗi quả tên lửa sẽ được gắn một thiết bị làm lệch, được thiết kế để tránh làm vỡ thiên thạch, ở phần đầu. Số tên lửa này sẽ lần lượt “đánh” vào thiên thạch, như những cú đẩy nhẹ. Điều này sẽ chỉ làm thay đổi chút ít đường đi của thiên thạch Bennu, nhưng đủ để khiến nó bay qua Trái đất với khoảng cách an toàn – khoảng 1,4 lần bán kính Trái đất – và giúp một vài thành phố tránh khỏi sự hủy diệt; theo tính toán của ông Li.

“Có đủ khả năng để bảo vệ Trái đất trước những thiên thạch lớn mà không dùng tới nguyên tử, trong vòng 10 năm” – Li và các đồng nghiệp nêu trong nghiên cứu được đăng tải trên Icarus, tạp chí quốc tế chuyên nghiên cứu về hệ Mặt trời.

CZ-5 được xem là xương sống trong chương trình không gian của Trung Quốc, nó giống như một con ngựa thồ được sử dụng trong nhiệm vụ xây dựng trạm không gian và thăm dò Sao Hỏa. Nhưng kích thước của nó lại là một vấn đề, khi rơi trở lại Trái đất một các tự do với vận tốc hàng nghìn dặm mỗi giờ.

Chính quyền các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, từng nói họ theo dõi cực kỳ sát sao từng tên lửa CZ-5 của Trung Quốc sau mỗi lần chúng được phóng. Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói ông hy vọng rằng tên lửa gây lo ngại của Trung Quóc sẽ “rơi xuống một nơi mà không gây thiệt hại cho ai. Hy vọng là trên đại dương hoặc nơi nào đó tương tự”.

Ông cũng nói rằng cần phải đảm bảo làm sao “những thứ như vậy” được đem ra xem xét từ lúc lên kế hoạch và thực thi. Một số hãng truyền thông phương Tây từng cảnh báo độc giả rằng những mảnh vỡ từ ten lửa CZ-5 có thể đáp trúng nhiều thành phố lớn.

Cuối cùng, điều đó không xảy ra, nhưng lại khiến cộng đồng quốc tế tập trung hơn vào trách nhiệm của một cường quốc không gian của Trung Quốc.

Ảnh chụp thiên thạch Bennu được NASA công bố vào tháng 11/2018 (Ảnh: AFP)

Ảnh chụp thiên thạch Bennu được NASA công bố vào tháng 11/2018 (Ảnh: AFP)

Trong nghiên cứu của mình, ông Li cùng các đồng nghiệp nói rằng, nhiên liệu chưa được sử dụng trong lúc phóng tên lửa có thể giúp tăng lực tác động của tên lửa đối với thiên thạch. Họ nói rằng các loại tên lửa hiện tại chỉ cần chỉnh sửa chút ít, như thêm vào các động cơ đẩy cỡ nhỏ, là có thể sử dụng.

Vào năm 2018, từng có một nhiệm vụ tương tự được các nhà nghiên cứu ở NASA và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore đề xuất, trong đó yêu cầu phóng 75 tên lửa hạng nặng Delta IV; theo ông Li và 2 tổ chức trên.

Được gọi tên là Nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro từ tiểu hành tinh siêu tốc trong trường hợp khẩn cấp (HAMMER), kế hoạch của Mỹ nhằm đưa lên không gian hơn 400 bộ làm lệch, gần gấp đôi so với số lượng mà Trung Quốc đề xuất, nhưng với khoảng thời gian bay ngắn hơn 1 năm để đạt được kết quả tương tự.

Nhiệm vụ của Mỹ cũng có chi phí đắt đỏ hơn so với Trung Quốc, ông Li nói. Kế hoạch của Trung Quốc cần ít thời gian chuẩn bị hơn. Trong khi kế hoạch của Mỹ đòi hỏi phát hiện ra một thiên thạch từ 25 năm trước khi nó va chạm với Trái đất, thì kế hoạch của Trung Quốc chỉ cần có 1 thập kỷ.

“Vấn đề là, khi mối đe dọa hủy diệt tới gần, chính trị có thể vượt qua khoa học và rất nhiều thời gian sẽ bị lãng phí vào các cuộc tranh luận xem nước nào nên dẫn dắt” – một chuyên gia nghiên cứu giấu tên nói với SCMP.