Tính đến ngày 30.6, 100 công ty niêm yết lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, bao gồm: CP ALL Pcl của Thái Lan, Petron Corp của Philippines và Wilmar International Ltd của Singapore, đang phải ánh số nợ lên tới 392 tỷ USD. Con số này đã tăng gấp 6 lần kể từ tháng 12.1998. Theo đó,100 công ty lớn nhất Đông Nam Á đang gánh thêm gấp 6 lần số nợ.
Hiện nay, số nợ của Tập đoàn khổng lồ Wilmar đã tăng gấp đôi, lên tới 22,4 tỷ USD kể từ năm 2010, trong khi đó nợ ròng tăng 20%.
Nền kinh tế trong khu vực suy giảm, đồng Nhân dân tệ mất giá và triển vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang gây nên những đợt bán tháo lớn ở thị trường khu vực.
Điều này đã khiến đồng Ringgit và đồng Rupiah giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998. Theo đó, nguy cơ vỡ nợ ồ ạt trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2015 đang có khả năng tăng cao.
"Các công ty cần chủ động định hướng vấn đề cần giải quyết. Hiện tại, các công ty này vẫn chưa chỉ ra những dấu hiệu suy giảm khi con đường phía trước còn nhiều khó khăn. Tiền tệ trong khu vực mất giá đang đẩy họ vào tình thế "nợ đầm đìa", ông Bertrand Jabouley, Giám đốc xếp hạng doanh nghiệp ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương tại Singapore, cho biết.
Đối với các công ty ở Malaysia, Philippine và Indonesia kể từ năm 2010 đến năm 2014, cơ quan xếp hạng tín dụng S&P cho biết các khoản nợ ngoại tệ tăng nhanh gấp 2-3 lần so với các khoản nợ nội tệ. Các khoản vay chiếm 30 đến 50% tổng số nợ.
Chất lượng tín dụng đã giảm trong khu vực và đó là một xu hướng đáng lo ngại, theo ông Kim Jinha, người đứng đầu Công ty Đầu tư toàn cầu Mirae Asset tại Seoul nhận định.
"Tỷ lệ vỡ nợ hiện đang tăng cao. Các công ty đang nợ bằng đôla Mỹ đang phải đối mặt với một khoản nợ tăng nhanh chóng mặt", ông Kim cho biết thêm.
Theo Bloomberg, Một thế giới