Thổ liều động binh hứng thảm họa hay “bó giáo” tại Syria

VietTimes -- Dù đáp trả trực tiếp và gián tiếp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối mặt với lực lượng người Kurd, chế độ Damascus, Nga, Iran và thậm chí cả IS. Do đó, Ankara sau đó có thể tự thấy mình phải chiến đấu chống lại nhiều hơn một kẻ thù cùng lúc, Al-Monitor nhận định.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ

Vào ngày 3/2, quân đội Syria và các đồng minh đã có một đòn chiến lược đối với Ankara khi cắt đứt tuyến đường nối giữa Aleppo và khu vực biên giới Bab al-Salameh nối với tỉnh Kilis của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giữ thông con đường nối với Aleppo có tầm quan trọng sống còn với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và thủ tướng Ahmet Davutoglu, những người hăm hở tìm mọi cách lật đổ chế độ Damascus từ năm 2011, đã sử dụng mọi phương cách trừ việc điều quân trực tiếp vào Syria.

Tuyến đường trên quan trọng với Thổ bởi hai lý do. Thứ nhất, các chiến binh, vũ khí, đạn dược và nhiều thứ thiết yếu khác đều qua con đường này tới Aleppo, cho phép phiến quân duy trì sự hiện diện quân sự tại thành phố đông dân nhất Syria và nhờ thế bảo toàn được tham vọng chính trị trong cuộc xung đột. Với việc cắt đứt tuyến đường tiếp tế sống còn này, chế độ Syria vây hãm Aleppe có nghĩa với sự thất bại của lực lượng đối lập. 

Thứ hai, dư địa phe đối lập nắm được trên chiến trường và trong bất kỳ tiến triển chính trị nào nhờ sự hiện diện tại Aleppo, tạo cho Ankara một vị thế tại Syria. Do đó, với sự sụp đổ của Aleppo, Ankara sẽ tự thấy mình bị gạt ra bên lề tiến trình Syria.

Bởi thế, vấn đề hiện nay này Erdogan sẽ làm gì để duy trì vị thế của minh tạ Syria sau khi chiến lược của ông ta phá sản tại Aleppo? Liệu ông ta có chấp nhận thất bại hay sẽ sử dụng hết vốn liếng còn lại – nói cách khác là sẽ liều điều quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Syria?

Một ngày sau khi tuyến đường dẫn tới Aleppo bị cắt đứt, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đang “tích cực chuẩn bị cho một cuộc xâm lược” Syria. “Chúng tôi phát hiện nhiều ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị cho các hành động quân sự trực tiếp tại Syria”, ông Konashenko cho biết.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Senegal ngày hôm sau, Erdogan đáp trả: “Thái độ này về phía Nga là điều tôi khiến tôi buồn cười. Nga trước hết nên trả lời về những người bị họ giết chết trên lãnh thổ Syria”.

Chỉ trích Nga về đạo đức, Erdogan không bác bỏ nhưng cũng không xác nhận thông tin về việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Thay vì thế, Erdogan bày tỏ không trực tiếp những đủ rõ ràng về mong muốn điều quân vào Syria, nhấn mạnh rằng không nên lặp lại “sai lầm” năm 2003. Ý Erdogan nhắc tới việc quốc hội Thổ thời điểm đó đã bác đề xuất của chính phủ cho phép quân đội Mỹ sử dụng lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để xâm lược Iraq, cũng như cho phép triển khai quân đội tại miền bắc Iraq.

“Chúng tôi không muốn mắc lại sai lầm Iraq tại Syria. Tình hình tại Iraq ngày nay có thể đã khác nếu…Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện tại Iraq”, Erdogan nói và ám chỉ chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria và những thắng lợi của chính quyền Syria ngay sau đó.

Bằng cách ngụ ý rằng một cuộc can thiệp quân sự là cách duy nhất tạo cho ông ta có tiếng nói về tương lai Syria, Erdogan thực tế đang thừa nhận rằng chính sách Syria của ông ta đã thất bại. Ý nghĩa thật sự trong phát biểu của ông ta là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có chỗ trên bàn đàm phán về Syria trừ phi điều quân vào Syria trong một cuộc chiến không thể dự đoán kéo dài bao lâu và hậu quả ra sao.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể sa vào thảm họa nếu động binh tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sa vào thảm họa nếu động binh tại Syria

Tuy nhiên, rõ ràng mục tiêu thật sự của một cuôc can thiệp quân sự như vậy sẽ không phải là IS, mà là lực lượng của đảng liên minh dân chủ người Kurd (PYD) và cánh quân sự của họ (YPG) vốn bị Ankara xem là một nhánh của đảng công nhân người Kurd (PKK) và do đó bị coi là một mối đe doạ.

Dựa vào thái độ hiện nay, Mỹ sẽ gần như chắc chắn sẽ phản đối bất kỳ hành động nào của Thổ Nhĩ Kỳ biến thành một chiến dịch nhằm vào YPG, vốn được Washington coi là đồng minh đáng tin cậy nhất trong cuộc chiến chống IS.

Erdogan hiện nay đang kêu gọi Mỹ lựa chọn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PYD/YPG mà Ankara coi là khủng bố. Tuy nhiên, lời kêu gọi này không có ý nghĩa gì trong bối cảnh Syria bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một lực lượng nước ngoài, không thể thay thế PYD, lực lượng địa phương hàng đầu trong cuộc chiến chống IS.  Chắc chắn một cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa Ankara và các đồng minh phương Tây sẽ chống lại một hành động như vậy.

Hơn nữa, dù đáp trả trực tiếp và gián tiếp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối mặt với lực lượng người Kurd, chế độ Damascus, Nga, Iran và thậm chí cả IS. Do đó, Ankara sau đó có thể tự thấy mình phải chiến đấu chống lại nhiều hơn một kẻ thù cùng lúc. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO sẽ không thể xem như công cụ răn đe trong cuộc chiến này bởi Syria không phải là một phần khu vực bảo vệ của NATO. Quy định hành động theo các điều 4 và 5 về phòng vệ tập thể không được đặt ra cho bất cứ binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nào tấn công Syria.

Do đó, tất cả phụ thuộc vào việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có đủ sức cưỡng lại ý định của Erdogan kéo Thổ vào cuộc chiến hay không. Câu trả lời cuối cùng vẫn phải chờ, nhưng tất cả các dấu hiệu cho thấy quân đội nước này miễn cưỡng tham gia vào một cuộc xung đột quân sự. Nhật báo Thổ Hurriyet ghi nhận sự ngần ngại của quân đội về một cuộc can thiệp, dẫn lời một tướng lĩnh cao cấp.

“Bộ tổng tham mưu có hai quyết định quan trọng lo ngại về một sự chuẩn thuận triển khai quân sự của cộng đồng quốc tế tại Syria. Thứ nhất, Mỹ được biết không thể thông qua một nghị quyết của Liên hợp quốc vì quan điểm của Nga. Thứ hai, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tiến vào Syria mà không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”, tờ báo viết.

Nhiều năm qua, Erdogan đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo đôi khi có những bước lùi nhưng có xu hướng không bao giờ thỏa hiệp.  Phản ứng với bất cứ nguy cơ mất quyền lực nào, ông ta lại viện tới sử dụng quyền lực. Bị dồn vào chân tường tại Syria, Erdogan lại muốn sử dụng sức mạnh để tìm lối thoát. Và lực lượng duy nhất ông ta có là quân đội Thổ, có vẻ miễn cưỡng tham gia vào mục tiêu này.

Tóm lại, sự kháng cự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đối với Erdogan là chỗ dựa duy nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ có được để tránh một cuộc phiêu lưu nguy hiểm sẽ kéo nước này vào một thảm họa, Al-Monitor kết luận.

T.N