Tờ Newsweek của Mỹ ngày 8/4 đã đăng tải nội dung cuộc phỏng vấn ông Anatoly Antonov, Đại sứ Nga tại Mỹ. Bài báo đề cập rằng chính quyền Joe Biden và các đồng minh châu Âu đã thề sẽ cung cấp nhiều viện trợ quân sự hơn cho Ukraine; ông Antonov cảnh báo hành động này sẽ chỉ làm cuộc xung đột trầm trọng hơn và có thể dẫn Mỹ và Nga “đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp”.
Ông Antonov nói: “Các nước phương Tây đã trực tiếp tham dự vào sự kiện hiện nay, họ tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, do đó kích động xảy ra đổ máu nhiều hơn”. Ông nói: “Chúng tôi cảnh cáo, hành động này nguy hiểm và có tính khiêu khích, vì chúng trực tiếp nhằm vào đất nước chúng tôi. Hành động này cũng có thể dẫn tới việc Nga và Mỹ đi vào con đường đối đầu quân sự trực tiếp”. Ông tuyên bố: “Bất kỳ cuộc vận chuyển vũ khí và thiết bị nào từ phương Tây đi qua lãnh thổ của Ukraine đều là mục tiêu quân sự hợp pháp của lực lượng vũ trang chúng tôi".
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: VCG). |
Theo nội dung được Newsweek đăng tải cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn ông Antonov cũng đề cập đến mục đích của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga nhằm vào Ukraine, bao gồm việc thông qua "phi quân sự hóa" Ukraine “để giảm thiểu mối đe dọa quân sự của các nước phương Tây với Nga (những nước này mưu đồ lợi dụng người Ukraine để chống Nga), chấm dứt hành vi diệt chủng của chính quyền Kiev và đảm bảo tình trạng trung lập và phi hạt nhân của Ukraine". Ông cũng tuyên bố rằng "việc chiếm đóng Ukraine không phải là mục đích của Chiến dịch quân sự đặc biệt".
Trong những năm gần đây, Mỹ và các nước phương Tây nhiều lần cung cấp vũ khí cho Ukraine, điều này đặc biệt rõ ràng trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra gần đây. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby nói trong cuộc họp báo ngày 6/4 rằng kể từ tháng 8/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt 6 đợt viện trợ thiết bị quân sự cho Ukraine. Kể từ khi Nga tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt”, tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine đã vượt quá 1,7 tỷ USD. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây cũng cho biết NATO đang cung cấp tên lửa phòng không, vũ khí chống tăng và các viện trợ khác cho Ukraine, và các nước NATO sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết.
Các phương tiện quân sự của NATO chở đến Ukraine. |
Về vấn đề này, phía Nga đã bày tỏ kiên quyết phản đối. Ông Vyacheslav Volodin Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện), hồi cuối tháng 3 tuyên bố, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine hàng ngày đang sử dụng dân thường làm lá chắn để trốn sau phụ nữ và trẻ em, trong khi các nước NATO đang cung cấp vũ khí và đạn dược cho họ. Ông cũng nói rằng nếu Mỹ và các nước phương Tây muốn hòa bình, tiền của họ nên được chuyển thành viện trợ nhân đạo, chứ không phải cung cấp vũ khí và lính đánh thuê cho Ukraine.
Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 1/4 đưa tin Nikolai Kobrinets, Vụ trưởng Vụ Hợp tác châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông này: các nước NATO đang "chơi với lửa" khi cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Cách đây ít ngày, Nhà Trắng đã bất ngờ tăng thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, Thư ký báo chí Jen Psaki còn đe dọa trong cuộc họp báo rằng Mỹ và các đồng minh sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hiện đại hơn nữa để chống lại “hành vi xâm lược” của quân đội Nga.
Tờ Newsweek viết về cảnh báo của Đại sứ Nga Antonov/ |
Bà Jen Psaki cũng đưa ra một số liệu cụ thể cho biết, chỉ riêng số lượng tên lửa chống tăng mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã nhiều gấp 90 lần số lượng xe tăng của Nga ở Ukraine. Tức là trung bình mỗi xe tăng Nga sẽ phải đối mặt với mối đe dọa của 90 quả tên lửa chống tăng.
Ngoài ra, đối với lực lượng xe thiết giáp của Nga ở Ukraine, Mỹ sẽ cung cấp số lượng vũ khí chống thiết giáp nhiều hơn gấp 3 lần, nếu được đồng minh hỗ trợ thêm về quân sự thì số lượng vũ khí chống thiết giáp trong tay Ukraine đối với xe bọc thép của Nga với tỷ lệ sẽ là 25/1.
Đó được coi là "số liệu hủy diệt". Xét cho cùng, dù công nghệ cao siêu đến đâu, xe bọc thép của quân đội Nga cũng khó thoát khỏi số phận bị hỏa lực tấn công 25 lần, huống hồ về đối đầu xe tăng, quân đội Nga phải đối mặt với hỏa lực nhiều gấp 90 lần.
Ngày 8/4, bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích đích danh NATO, nói: "Mặc dù tổ chức này không trực tiếp tham chiến, nhưng họ đứng về phía Ukraine và liên tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, để kéo dài xung đột vô thời hạn, họ đang lợi dụng máu của người Ukraine để chống lại 'cuộc chiến ủy nhiệm' này với Nga".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki. |
Phát biểu của ông Antonov là rất không khách khí, ngụ ý rằng Mỹ đã đứng bên bờ vực nguy hiểm, và xác suất bùng nổ một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Nga và Mỹ đang tăng lên nhanh chóng.
Vậy Mỹ có muốn gây chiến với Nga? dĩ nhiên là không.
Ông Biden đã hơn một lần công khai tuyên bố rằng Mỹ sẽ không đưa quân đến Ukraine vì không muốn bị cuốn vào cuộc xung đột này. Ông Biden cũng nhấn mạnh: Một khi Mỹ trực tiếp giao chiến với Nga thì sẽ nổ ra chiến tranh thế giới thứ ba.
Nga và Mỹ đều là những nước có vũ khí hạt nhân, một khi đã trực tiếp giao chiến thì hậu quả thật khó lường. Đó là điều không ai muốn thấy.
Trước đó, phía Nga cũng đã cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào chuyện giữa Nga và Ukraina, nhưng Mỹ bịt tai làm ngơ, vẫn tìm mọi cách để tác động đến việc ra quyết định của Ukraina về quân sự và chính trị.
Chẳng hạn, trong cuộc đàm phán Nga-Ukraine vừa qua, đại diện Nga đã thẳng thừng tuyên bố rằng nguyên nhân khiến hai bên không đạt được thỏa thuận không phải ở phía Nga, mà ở phía Ukraine, do bị Mỹ điều khiển từ xa. , thái độ của phía Ukraine liên tục thay đổi, khi thế này, khi thế khác, khiến người ta không thể tin tưởng.
Số lượng tên lửa Javelin Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều gấp 90 lần số xe tăng Nga ở Ukraine. |
Cách đây vài ngày, Tổng thống Ukraine Zelensky đã vi phạm các điều kiện thỏa hiệp đã hứa trước đó, với sự hậu thuẫn của Mỹ, ông nói vẫn sẽ “tích cực gia nhập NATO”, Ukraine không đồng ý với các điều kiện do phía Nga đề xuất. .
Mỹ vừa lợi dụng Ukraine để kiềm chế Nga, họ cũng giơ cây gậy trừng phạt chống lại Nga. Trên bình diện quốc tế, Mỹ lôi kéo các nước khác theo họ bao vây và ngăn cản Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại. Tổng thống Nga Putin từng nghiêm khắc cảnh cáo: những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga, dường như đồng nghĩa với tuyên chiến.
Nhưng mỗi khi phía Nga tỏ ra tức giận, phía Mỹ sẽ đột ngột dừng lại ở mức độ vừa phải, như thể sợ tình hình mất kiểm soát. Cách đây không lâu, Mỹ đã tạm thời hủy bỏ vụ phóng thử tên lửa liên lục địa "Minuteman-2" vì e ngại sự đe dọa hạt nhân của Nga, Mỹ cũng giả vờ bày tỏ lấy làm tiếc về việc Nga đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, tuyên bố rằng sẵn sàng tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Nga.
Tại sao Mỹ lại không muốn có một cuộc xung đột trực diện với Nga? Tất nhiên là vì một cuộc chiến tranh "ủy nhiệm" thì tốt hơn đối với Mỹ.
Thứ nhất, Mỹ tránh được đổ máu, điều này rất tốt cho các cuộc thăm dò tín nhiệm của ông Biden. Người Mỹ xưa nay luôn không sợ tiêu tiền mà chỉ sợ chết, nếu thương vong của người Mỹ quá nặng thì việc tái cử tổng thống rất có thể là vô ích.
Thứ hai, Mỹ không đủ khả năng để tham gia chiến tranh bởi vì một nước phát triển như Mỹ đã ở trong tình trạng dân số già hóa, chiến tranh sẽ tiêu hao lực lượng trẻ và trung niên khan hiếm. Đây hoàn toàn không phải là điều tốt đối với họ.
Thứ ba, đối phó với Nga chỉ là một trong những mục tiêu của Mỹ, quyết đấu với Nga để cả hai bên cùng thương tổn sẽ không có lợi cho Mỹ.
Ông Zelensky mới đây đã thay đổi thỏa hiệp trước đó với Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ khi nói Ukraine sẽ vẫn "tích cực gia nhập NATO". |
Mỹ vẫn muốn giữ Nga để dọa EU nên không có ý định loại bỏ hoàn toàn Nga, ngược lại, mục đích chiến lược quan trọng hơn của Mỹ là làm suy yếu EU và củng cố địa vị lãnh đạo của Mỹ.
Trong trò chơi chiến thuật giữa các cường quốc này, Nga đã cảnh báo Mỹ với lý do "có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và Mỹ", đằng sau có 3 tín hiệu không thể xem nhẹ.
Trước hết, phía Nga đã nhìn rõ bộ mặt của Mỹ, và những lời lẽ gay gắt này không chỉ để dọa Mỹ mà còn để cảnh báo Ukraine: Đừng nghĩ rằng với sự chống lưng của Mỹ, Nga sẽ không làm gì được họ và ngay cả Mỹ cũng sẽ chịu chung số phận.
Dù sao, lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga vẫn đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu đặc biệt, điều mà Mỹ không dễ gì quên.
Thứ hai, Nga cũng đang cảnh báo NATO và các nước đồng minh khác đang theo chân Mỹ. Nga thậm chí không sợ Mỹ chứ chưa nói các nước khác, nếu tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine thì hậu quả mà họ phải đối mặt sẽ rất nghiêm trọng, hãy khôn ngoan tự bảo vệ mình hay tiếp tục đi vào con đường nguy hiểm, họ phải tự xem xét.
Cuối cùng, Nga cũng đang làm rõ thái độ của chính mình: mọi hành động không thân thiện áp đặt lên Nga sẽ phải đối mặt với các biện pháp đáp trả có đi có lại. Tốt hơn là Mỹ nên dừng ngay hành động khiêu khích ngay lập tức, nếu không kết quả sẽ không thể đoán trước được.
Trước đó, Nga đã đề cập đến việc hệ thống chống tên lửa có thể được triển khai ở Cuba để nhắm vào Washington. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, ông Putin thậm chí còn nói thẳng rằng quân đội Nga sẽ không ngần ngại tấn công đoàn xe chở vũ khí viện trợ của phương Tây tới Ukraine. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa hai bên đã tích tụ từ lâu, khác với Mỹ, Nga không sợ xung đột và dám rút kiếm khỏi vỏ.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu