Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu về giao dịch tiền điện tử tại ASEAN

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Dữ liệu của Chainalysis cho thấy, Việt Nam và Thái Lan có hoạt động giao dịch tiền điện tử dẫn đầu ASEAN, vượt cả Singapore – trung tâm tài chính hàng đầu khu vực vẫn đang vật lộn để kiểm soát lĩnh vực mới này.
Việt Nam và Thái Lan nổi lên như điểm nóng giao dịch tiền điện tử trong khu vực ASEAN. Ảnh: Reuters
Việt Nam và Thái Lan nổi lên như điểm nóng giao dịch tiền điện tử trong khu vực ASEAN. Ảnh: Reuters

Theo Chainalysis, từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, các hoạt động giao dịch tiền điện tử (crypto) ở Việt Nam và Thái Lan đã vượt 100 tỉ USD về giá trị.

“Người dùng ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao thường lựa chọn tiền điện tử để gửi và bảo toàn khoản tiết kiệm của mình trong bối cảnh tiền pháp định đang biến động", đại diện Chainalysis lý giải. 'Xu hướng đầu tư vào Bitcoin và các stabecoin ở những quốc gia này cũng cao hơn'.

Công ty dữ liệu này cũng cho biết, Việt Nam và Thái Lan đã chứng kiến lưu lượng truy cập cao đối với các token không thể thay thế (NFT).

Từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, hãng này ghi nhận lượng tiền điện tử được giao dịch ở Thái Lan có giá trị tới 135,9 tỉ USD, trong khi ở Việt Nam là 112,6 tỉ USD. Tiêu chí này ở Singapore chỉ đạt 100,3 tỉ USD vì cơ quan quản lý tài chính của nước này đang trong quá trình đưa ra các quy tắc để thắt chặt giám sát đối với giao dịch tiền điện tử.

Một số nhà sáng lập các sàn giao dịch tiền điện tử tại Singapore đã bị bắt trong đợt bán tháo trên thị trường tiền điện tử toàn cầu vào đầu năm nay.

Đồng TerraUSD hay còn được gọi là UST – từng trị giá đến 19 tỉ USD vào thời kỳ đạt đỉnh – cùng với LUNA đã sụp đổ một cách ngoạn mục vào tháng 5, khiến 2 đồng này trở nên vô giá trị.

Giao dịch tiền điện tử tại ASEAN giai đoạn tháng 7/2021 - tháng 6/2022. (Nguồn: Chainalysis)

Giao dịch tiền điện tử tại ASEAN giai đoạn tháng 7/2021 - tháng 6/2022.

(Nguồn: Chainalysis)

Các token là stablecoin đã giảm xuống dưới mức giá đồng USD, làm giảm các đồng tiền điện tử khác và gây ra cuộc khủng hoảng cho một số công ty tài sản kỹ thuật số. Đà giảm của các mã token này đã khiến các nước ASEAN thận trọng hơn đối với thị trường tiền điện tử.

Tuần trước, một bản nâng cấp được nhiều người chờ đợi từ Ethereum – tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới về vốn hóa thị trường – đã không làm tăng giá token, trái với những ca ngợi về sự kiện mang tính bước ngoặt đối với tài sản ảo này.

Ông Vijay Ayyar – phó chủ tịch phụ trách phát triển và mở rộng toàn cầu của Luno - cho biết, “tất cả các thị trường có rủi ro đều đang bị đè nặng bởi các yếu tố vĩ mô như lạm phát và lãi suất, dẫn đến một cuộc suy thoái.”

Với giá cả tăng vọt trên toàn cầu sau cuộc chiến Nga – Ukraine và chiến lược kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến các nhà đầu tư đang dần chạy trốn khỏi các phương tiện rủi ro như tiền điện tử.

Theo công ty kế toán KPMG, những nhà đầu tư dường như cũng không mấy hứng thú với các doanh nghiệp có liên quan đến token.

Các số liệu của KPMG cho thấy nguồn vốn trong thị trường tiền điện tử Singapore đã giảm hơn 50% giá trị trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng 9 này. Cụ thể, dòng vốn đã giảm từ 1,3 tỉ USD trong nửa cuối năm 2021 xuống 539,1 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2022./.

Theo Nikkei Asia