Uy lực xe tác chiến điện tử “Zhitel”: Triệt hạ Drone chỉ bằng một lần nhấn nút

Các tổ hợp tác chiến điện tử có vị trí vô cùng quan trọng trên chiến trường. Các bộ khí tài trinh sát và chế áp điện tử, có thể vô hiệu hóa phần lớn các loại vũ khí có điều khiển như UAV đạn có điều khiển, máy bay và cả tên lửa hành trinh. Điển hình là bộ khí tài  “Zhitel”
Uy lực xe tác chiến điện tử “Zhitel”: Triệt hạ Drone chỉ bằng một lần nhấn nút

Trong khuôn khổ các hoạt động diễn tập chung Nga-Belarus hiện tại " Lá chắn Liên minh -2015", hành động chiến thuật này có vẻ ít quan trọng trong quy mô tổng thể. Khó nhận thấy trên chiến trường rộng lớn – Các đơn vị tác chiến điện tử quân khu phía Tây sự dụng tổ hợp gây nhiễu tự động “Zhitel” chế áp các máy bay không người lái của đối phương giả định. Hiệu quả rất cao.

Các trắc thủ tổ hợp tác chiến điện tử (TCĐT) “Zhitel”, theo kịch bản diễn tập, phải ngăn chặn những hoạt động trinh sát, do thám của đối phương bằng các UAV nhằm thu thập thông tin về các hoạt động chuẩn bị tiến công của lực lượng quân thường trực Liên minh.

Các trắc thủ TCĐT xác định tần số điều khiển và truyền tải thông tin của UAV, chế áp kênh thông tin bằng biện pháp gây nhiễu. Tổ hợp “Zhitel”, khi tiến hành chế áp hệ thống điều khiển UAV đối phương, hoàn toàn không gây nhiễu cho không quân và drone của quân ta. Nhiệm vụ đó cũng thực hiện thành công.

Có thể nhận xét rằng, đây là diễn tập, kết quả của diễn tập đã được định sẵn tương đối. Sẽ không có những máy bay bị hạ, những xe tăng bị cháy. Vô hiệu hóa cụm UAV tấn công cũng khá vô hình. Nhưng để hiểu được những khả năng thật sự của các tổ hợp tác chiến điện tử này cần nhớ lại những sự kiện mà khí tài TCĐT thực sự được sử dụng với các đối tượng cụ thể.

 Xe tác chiến điện tử Zhitel triển khai anten

Tháng 3.2014. Crimea UAV của quân đội Mỹ, sản xuất từ Israel - MQ-5B thản nhiên bay trên bầu trời Sevastopol, thu thập thông tin, chụp ảnh quay video, tất cả dữ liệu được chuyển về cho các phi công UAV ở căn cứ trinh sát quân sự Mỹ khu vực Kirovograd Ukraine. Đột nhiên chiếc MQ-5B biến mất khỏi màn hình radar đồng thời cũng mất liên lạc.

Tổ hợp TCĐT “Avtobaza” đã gây nhiễu cắt đứt liên lạc của chiếc drone với trung tâm chỉ huy, sau đó chiếm quyền điều khiển chiếc UAV và ra lệnh hạ cánh xuống lãnh thổ nước Nga. Một trường hợp tương tự như vậy cũng đã xảy ra ở Syria, khi đó người Mỹ cho rằng chiếc drone bị quân đội chính phủ Syria bắn rơi. Nhưng thực tế drone Mỹ đã bị bộ khí tài “Avtobaza”, do nước Nga cung cấp cho Syria, chiếm quyền điều khiển và bắt hạ cánh.

Tình huống gây chấn động Hải quân Mỹ là trường hợp Không quân hải quân Nga đã sử dụng bộ khí tài TCĐT mới nhất răn đe khu trục hạm "Donald Cook", khiến hàng loạt lính thủy Mỹ mất tinh thần chiến đấu do tất cả các hệ thông trang thiết bị điện tử, bao gồm cả hệ thống hiện đại nhất “Aegis” bị mù hoàn toàn.

Khi chiếc máy bay cường kích lỗi thời Su-24 tiếp cận khu trục hạm “Donald Cook”. Thay vì tên lửa chống tàu, chiếc Su-24 mang dưới cánh bộ khí tài TCĐT Khibiny. Khi kích hoạt, khu trục hạm Mỹ mất hoàn toàn khả năng chiến đấu của tất cả các hệ thống radar, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc. Sứ mệnh của “Donald Cook” nhằm răn đe Crimea đã hoàn toàn đổ vỡ, khu trục hạm buộc phải quay về Rumani.

Bàn công tác của xe chế áp điện tử "Zhitel"

“Zhitel” là bộ khí tài cơ động trên xe thiết giáp có khả năng thấp hơn, không tác chiến được với khu trục hạm, tuần dương hạm. Đối phó với nhóm mục tiêu này đã có những phương tiện mạnh hơn. “Zhiter “ đơn giản chỉ là tổ hợp tự động gây nhiễu R-330Z, mục đích yêu cầu nhiệm vụ đơn giản hơn: tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và chế áp điện tử các đài thông tin vệ tinh, chế áp mạng truyền thông cơ động chuẩn kết nối GSM và GPS. Tín hiệu sẽ bị gây nhiễu trong bán kính khoảng từ 20 – 30 km từ đài phát tín hiệu.

Trong khu vực này, khi khởi động chế áp điện tử, các đài thông tin liên lạc của quân ta cũng bị gây nhiễu, vì vậy khi bắt đầu chuẩn bị tấn công chế áp điện tử. Các đài thông tin và truyền thông quân ta được lệnh đưa về chế độ câm, không liên lạc và tắt nguồn.

Tổ hợp “Zhitel” có khả năng cơ động cao do sau khi chế áp trang thiết bị đối phương. Đài phát cần phải nhanh chóng cơ động trận địa, do tín hiệu radar và sóng vô tuyên có thể bộc lộ vị trí trận địa. Đây chính là nguyên tắc của trò chơi Tác chiến Điện tử.

Xe tác chiến điện tử sẵn sàng cơ động

Quy trình khai thác sử dụng UAV có một nhược điểm quan trọng không thể làm khác, yêu cầu hệ thống truyền thông trao đổi thông tin phải thường xuyên liên tục với các đài chỉ huy và điều hành tác chiến trên mặt đất. ông Vladislav Shurigin, chuyên gia quân sự nhận định: “Một khối lượng thông tin rất lớn trao đổi giữa phi công và drone khiến kênh thông tin liên lạc có băng thông lớn, độ tin cậy và tính bảo mật rất cao, hoàn toàn không có khả năng can thiệp hoặc cướp quyền điều khiển, phương án đơn giản nhất là gây nhiễu cắt đứt liên lạc”.

Xe tác chiến điện tử bánh hơi Zhitel R-330Z

Khoang công tác trên xe

Hiệu quả tác chiến của “Zhitel” đã được minh chứng trong các trận chiến ở Chesnia, khi đó mới là các phiên bản đầu tiên, đài trinh sát vô tuyên đã xác định được các cuộc gọi của nhóm chiến binh khủng bố và chuyển tọa độ vị trí của chúng cho các khẩu đội pháo binh – tên lửa. Nói riêng, chính tổ hợp “Zhitel” đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt trùm khủng bố Dzhokhar Dudayev, xác định được tọa độ điện thoại liên lạc vệ tinh của Dudayev và dẫn bắn tên lửa. Tổ hợp cũng thể hiện khả năng tác chiến mạnh mẽ trong xung đột ở Nam Ossetia, gây nhiễu khiến các UAV của Gruzia lạc hướng.

Ngoài những tổ hợp khí tài “Zhitel'”, “Avtobaza”  “Khibiny”, Nga còn chế tạo rất nhiều các loại trang thiết bị, khí tài tác chiến điện tử khác nhau, có khả năng chiến đấu hiệu quả không chỉ chống lại các lực lượng quân sự là đối thủ tiềm năng, mà còn có khả năng vô hiệu hóa thông tin liên lạc các lực lượng, tổ chức khủng bố, bạo loạn, tội phạm khác nhau. Lực lượng đổ bộ đường không được trang bị bộ khí tài nhỏ gọn "Infauna" Khi cài đặt trong xe bọc thép,  tổ hợp sẽ gây nhiễu vô tuyến trong dải tần HF và VHF, vô hiệu hóa các khối nổ tự chế hoặc nhập từ nước ngoài điều khiển vô tuyến.

Ngoài ra, các bộ khí tài quang điện tử gây nhiễu có khả năng xác định chớp lửa của vũ khí và tự động dựng màn khói che kín mục tiêu cần bảo vệ. Trang thiết bị bảo mật thông tin liên lạc "Judoka", có khả năng phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị điện tử thứ ba kết nối vào hệ thống truyền tải đầu cuối của các kênh dữ liệu.

Tuy nhiên, bộ khí tài căn bản TCĐT cấp chiến thuật quân đội Nga là tổ hợp "Borisoglebsk-2".  Tổ hợp bao gồm một trạm kiểm soát tự động và bốn loại thiết bị làm nhiễu – hoạt động theo một thuật toán duy nhất, phát hiện, xác định các nguồn thu phát sóng radio ngoại lai và chế áp tự động. Tổ hợp không chỉ rất cơ động, mà khả năng tác chiến điện tử cũng rất mạnh – theo tầm xa tác động lên trang thiết bị đối phương cũng như năng lực tác chiến. Bộ khí tài TCĐT này có thể chế áp điện tử cả máy bay lẫn tên lửa hành trình.

So với các loại vũ khí trang bị khác, các trang thiết bị TCĐT liên tục phát triển, hiện đại hóa và hoàn thiện. Thời điểm ban đầu “Zhitel” chỉ có khả năng chế áp thông tin liên lạc vô tuyến, nhưng đến nay tổ hợp đã có khả năng tấn công cả UAV. Tất nhiên, đây không phải là giới hạn cuối cùng của các trang thiết bị Tác chiến điện tử lớp “Zhitel”.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhận xét: Quá trình tái trang bị khí tài TCĐT đang gia tăng tốc độ. Nếu như Quân đội và Hải quân tái cơ cấu trang bị vũ khí khí tài chiến đấu hiện đại đến năm 2020 chỉ là 70% thì trang thiết bị khí tài TCĐT sẽ đạt 100% hiện đại. Đây chính là lá chắp vô hình bảo vệ an ninh, an toàn cho những cở sở kinh tế - quốc phòng, cho các khu vực dân cư và bảo vệ sực mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN