Ukraine tuyên bố sử dụng bom JDAM-ER tấn công căn cứ quân sự quân đội Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Theo truyền thông mạng xã hội của Ukraine, không quân quốc gia này đã sử dụng bom dẫn đường JDAM-ER do Mỹ - Australia sản xuất phá hủy một sở chỉ huy và kho đạn tên lửa của Nga trong một căn cứ quân sự ở vùng Kherson.

Bom JDAM-ER được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Su-27 của không quân Ukraine. Ảnh Military Ukraine.
Bom JDAM-ER được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Su-27 của không quân Ukraine. Ảnh Military Ukraine.

Bom dẫn đường JDAM-ER (Đạn tấn công trực tiếp chung phạm vi mở rộng) là loại bom lượn thông minh, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh, có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu tầm xa mà không đi vào vùng phòng không hiệu quả của đối phương.

Quân Ukraine tiến hành hàng loạt cuộc tấn công, sử dụng các loại vũ khí tầm xa vào sâu trong vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, dọn đường cho kế hoạch tiếp nhận máy bay chiến đấu F-16.

ukraine-jdam-er-8047.jpg
Ukraine tuyên bố sử dụng bom dẫn đường phóng từ Su-27 tấn công một căn cứ quân sự Nga ở Kherson. Ảnh Army Recognition.

JDAM-ER là biến thể có cánh mới nhất của bộ công cụ bay và điều khiển bom độ chính xác cao (JDAM) do Boeing sản xuất.

Bộ dụng cụ JDAM do Boeing thiết kế và sản xuất từ ​​năm 1998, được lắp đặt trên bom trọng lực không điều khiển thành đạn lượn thông minh dẫn đường chính xác, có tầm bay xa hơn và hoạt động trong mọi thời tiết. JDAM hiện đang được trang bị cho Không quân (USAF), Không quân Hải quân Mỹ và quân đội của hơn 26 quốc gia.

JDAM-ER là bộ công cụ nâng cấp và hiện đại hóa do Boeing và Tổ chức Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Australia (DSTO) hợp tác phát triển. Bộ thiết bị được đưa vào sử dụng trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) năm 2015.

Hệ thống JDAM-ER bao gồm bộ cánh lướt cải tiến và bộ điều hướng bay tiên tiến, chi phí thấp nhưng tăng gấp ba tầm bay của bom JDAM thế hệ trước, đạt khoảng cách đến 72km.

Tháng 2/202, trang Bloomberg đưa tin, Mỹ đang cung cấp bom JDAM-ER cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 1,85 tỉ USD, được công bố vào tháng 12/2022.

Phát triển bộ công cụ JDAM-ER

Quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) JDAM bắt đầu vào năm 1992 nhằm tạo ra một loại đạn dẫn đường chính xác nhằm tăng tầm bay và độ chính xác của vũ khí không đối đất để đối phó với các hệ thống phòng không mạnh. Bộ công cụ JDAM được chuyển giao lần đầu tiên vào năm 1997 và thử nghiệm thực tế được tiến hành năm 1998.

Các cuộc thử nghiệm với 450 bom JDAM cho thấy độ tin cậy của hệ thống JDAM là 95% với độ sai lệch vòng tròn 9,6m trong quá trình thử nghiệm. USAF đã thả hơn 600 JDAM từ máy bay ném bom B-2 trong Chiến dịch Lực lượng Đồng minh, cho thấy khả năng tác chiến đường không được tăng cường với. Bom Mk-82 227 sau đó bắt đầu được sử dụng cho dòng vũ khí JDAM cuối năm 1999.

Bộ Quốc phòng Mỹ ra quyết định sản xuất toàn diện JDAM vào năm 2021. Cùng năm đó, Boeing đề xuất với DSTO kết hợp bộ công cụ JDAM với công nghệ cánh lượn của DSTO, chế tạo bộ công cụ JDAM-ER. DSTO đã khởi động chương trình giới thiệu năng lực công nghệ (CTD) chứng minh bộ cánh lướt mới đã mở rộng tầm bắn cho bom GBU-38 JDAM loại 227 kg.

JDAM-ER được thử nghiệm thành công tại Woomera ở Australia vào năm 2006 và 2008, Boeing và DSTO bắt đầu phát triển dây chuyền sản xuất hàng loạt bộ công cụ này.

Năm 2009, Tổ chức Vật tư Quốc phòng (DMO) của Australia đã hợp tác với DSTO và Boeing để sản xuất, thử nghiệm chứng nhận cuối cùng và ký kết hợp đồng mua sắm JDAM-ER cho Không quân Australia.

Hệ thống vũ khí JDAM-ER được Không quân Australia đưa vào sử dụng vào năm 2015. Bộ phụ kiện cánh DSTO đã tăng cường tầm bay của bom JDAM, cho phép máy bay chiến đấu tấn công các mục tiêu tầm xa.

Thiết kế và tính năng của JDAM

JDAM là loại vũ khí tấn công mặt có điều khiển, được trang bị hệ thống điều khiển ở phần đuôi và hệ thống dẫn đường quán tính (INS), hỗ trợ hiệu chỉnh bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Hệ thống định vị đã kết hợp với hệ thống ngắm phóng trên máy bay để xác định điểm đầu của quỹ đạo bay, tọa độ máy bay tại điểm phóng và cung cấp tín hiệu cho bộ điều khiển đường bay của bom.

Tọa độ mục tiêu được nạp vào hệ thống ngắm phóng của máy bay trước khi cất cánh, phi công có thể xác định và sửa đổi trước khi thả thả bom. JDAM được thiết kế để tự động điều hướng bay đến tọa độ mục tiêu sau khi được thả.

Hệ thống JDAM có xác suất lỗi vòng tròn vũ khí (CEP) dưới 5m khi có dữ liệu GPS và CEP từ 30m trở xuống với thời gian bay tự do tới 100 giây với tín hiệu GPS có được từ máy bay khi thả bom.

bom-jdam-er-5021.jpg
Bom dẫn đường JDAM-ER do Mỹ - Australia cung cấp cho Ukraine. Ảnh Army Recognition.

Biến thể bom JDAM-ER nặng 227 kg với bộ cánh dạng mô-đun bổ sung. Bộ cánh mới tăng gấp ba lần tầm bắn của vũ khí từ 24 km đến hơn 72 km. Bộ JDAM-ER mô-đun dễ dàng nâng cấp khi áp dụng những công nghệ tiên tiến khác và giải pháp hiện đại hóa như lắp đặt đầu thu laser, không bị ảnh hưởng hoặc bị chế áp từ các biện pháp tác chiến điện tử như gây nhiễu.

Bộ công cụ JDAM được sử dụng cho các loại bom GBU-31 1/B, GBU-31 3/B, GBU-32 1/B và GBU-38. JDAM cũng được sử dụng cho bom BLU-109/MK 84 nặng 900 kg, bom BLU-110/MK 83 nặng 453 kg và bom BLU-111/MK 82 nặng 227 kg.

Theo Army Recognition