Tướng Trung Quốc đe “báo thù hạt nhân”, không để kẻ thù yên ổn

VietTimes -- Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 28/2 đăng bài viết của Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề chiến lược quân sự. Bài viết bàn về chính sách “đáp trả hạt nhân” của Trung Quốc khi bị kẻ thù tấn công hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Theo bài viết, từ khi lần đầu tiên thử hạt nhân, đưa ra chính sách hạt nhân "không sử dụng trước" vào năm 1964 đến nay, chính phủ Trung Quốc luôn nhấn mạnh trong bất cứ lúc nào, tình huống nào Trung Quốc đều sẽ không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các nước và vùng lãnh thổ không sở hữu vũ khí hạt nhân. Đến nay đã qua hơn nửa thế kỷ, chính phủ Trung Quốc luôn tuân thủ cam kết này.

Những năm gần đây, mặc dù tình hình quốc tế và môi trường an ninh của Trung Quốc đã có sự thay đổi to lớn, nhưng chính sách không sử dụng trước vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chưa có bất cứ thay đổi nào.

Bành Quang Khiêm tuyên truyền rằng sự không thay đổi này là do "bản chất yêu chuộng hòa bình", "tính phòng ngự trong chính sách quốc phòng" của Trung Quốc quyết định. Chính sách này đã "nhận được sự tôn trọng của các nước trên thế giới".

Nhưng Bành Quang Khiêm nhấn mạnh, Trung Quốc cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân không có nghĩa là không sử dụng vũ khí hạt nhân một cách vô điều kiện. Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc là một loại "vũ khí mang tính phòng ngự chiến lược, hoàn toàn dùng để tự vệ".

Bành Quang Khiêm cho biết nguyên tắc của Trung Quốc là: người khác không sử dụng đối với mình thì mình sẽ không sử dụng đối với người khác. Một khi có người ném trước vũ khí hạt nhân lên đầu mình thì Trung Quốc sẽ thực hiện "quyền tự vệ đáp trả hạt nhân", lập tức kiên quyết tiến hành "đáp trả và báo thù hạt nhân có hiệu quả".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Với ý nghĩa này, Trung Quốc có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không thì quyền quyết định không phải ở Trung Quốc, mà là ở đối phương, tùy thuộc vào đối phương có sử dụng trước vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc hay không.

"Không sử dụng trước" và "kiên quyết tiến hành đáp trả hạt nhân" là hai mặt của một vấn đề, là chỉnh thể liên quan đến nhau, không thể chia cắt. Trong vấn đề đáp trả hạt nhân, Trung Quốc áp dụng thái độ rõ ràng, nhất quán, không thể nghi ngờ. Thái độ này cơ bản có vài điểm sau đây:

Thứ nhất, không tiến hành đáp trả hạt nhân đối với các khiêu khích quân sự thông thường. Trong khiêu khích quân sự không thường, chỉ cần đối phương không sử dụng vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân. Trung Quốc có đầy đủ khả năng ứng phó với bất cứ khiêu khích thông thường nào. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử nhiều lần của Trung Quốc.

Thứ hai, tiến hành đáp trả hạt nhân trong thời gian đầu tiên. Một khi đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc, vượt qua "giới hạn đỏ" thì Trung Quốc sẽ có tự do tiến hành đáp trả hạt nhân.

Trung Quốc không có bất cứ dư địa lựa chọn nào, không có bất cứ thời gian và không gian do dự nào. Trong thời gian ngắn nhất, Trung Quốc sẽ tiến hành báo thù hạt nhân đối với kẻ thù, quyết không để kẻ thù có cơ hội "tạm nghỉ" và thoát khỏi "trừng phạt hạt nhân".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31AG Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31AG Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Thứ ba, tiến hành đáp trả hạt nhân vô điều kiện. Trung Quốc tuyệt đối sẽ không bị mê hoặc bởi bất cứ lý do hoặc ngụy biện nào của kẻ thù. Lấy nắm đấm hạt nhân tiến hành đáp trả kẻ thù một cách "vô tình". Về quy mô, sức công phá, loại hình và tính chất thực hiện đáp trả hạt nhân, không để đối phương tự chủ được, hoàn toàn tùy thuộc vào đánh giá tổng hợp và nhu cầu tác chiến của Trung Quốc đối với tình hình chiến sự. Trung Quốc quyết không bị ràng buộc bởi trò lừa dối "đối đẳng" (ngang nhau).

Thứ tư, tiến hành đáp trả hạt nhân không ngoại lệ. Bất kể là nguyên nhân gì, bất kể là vũ khí hạt nhân có tính chất gì, chỉ cần gây ra hậu quả hạt nhân mang tính thảm họa, đáp trả hạt nhân là "tuyệt đối", không có khả năng thương lượng. Trung Quốc sẽ kiên quyết tiến hành đáp trả hạt nhân như tấn công hạt nhân mang tính khủng bố, tấn công hạt nhân mang tính chiến thuật đối với kẻ thù, không để có góc chết, không để có lỗ hổng.

Thứ năm, bảo đảm tính hiệu quả của báo thù hạt nhân và đáp trả hạt nhân. Bất kể là ai, một khi sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ khiến cho đối phương bị trả giá gấp vài lần đến vài chục lần. Trung Quốc quyết không để cho bất cứ đối thủ nào có được bất cứ thuận lợi nào trong tấn công hạt nhân của Trung Quốc, làm cho đối phương chịu hậu quả của báo thù mang tính hủy diệt.

Bành Quang Khiêm cho rằng trong vài nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc là quốc gia có quy mô vũ khí hạt nhân khá nhỏ, phát triển vũ khí hạt nhân kiềm chế nhất. Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là hệ thống kết cấu lực lượng hạt nhân của Trung Quốc yếu kém.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Theo Bành Quang Khiêm, Trung Quốc tự tin cho rằng trải qua nhiều năm xây dựng, lực lượng hạt nhân của quân đội Trung Quốc quán triệt nguyên tắc chất lượng và hiệu quả, khả năng tấn công chính xác, khả năng phản ứng nhanh, khả năng đột phá phòng không tầm xa, khả năng phòng thủ sinh tồn cùng với ý chí tác chiến chiến lược, chất lượng răn đe chiến lược, hiệu quả đáp trả hạt nhân đã có bước nhảy vạch thời đại. Đây chính là cơ sở để Trung Quốc kiên trì chính sách "không sử dụng trước" vũ khí hạt nhân.