"Tại đó chưa hoàn tất công việc làm quách để chôn phóng xạ, thậm chí họ còn muốn đưa chất thải hạt nhân từ khắp châu Âu đến đó đến đó. Họ muốn thay nhiên liệu hạt nhân tại các lò phản ứng v.v. Nhưng ở Ukraina bây giờ chính phủ không kiểm soát được, khủng bố khắp nơi…", ông Nikolai Antoshkin giải thích lý do quan ngại của mình.
Theo ông, một quốc gia hùng mạnh như Liên Xô thời đó đã có thể tổ chức bảo vệ các đối tượng đặc biệt nguy hiểm như vậy, nhưng tình hình Ukraine bây giờ đáng ngại hơn nhiều.
"Nhà nước suy yếu Ukraina bây giờ có thể thực hiện được điều đó hay không? Bất kỳ hành động khiêu khích nào trong vùng lân cận cơ sở hạt nhân đều gây hậu quả khôn lường. Nếu xảy ra điều gì, sau đó tất cả mọi nơi trên thế giới phải hứng chịu", tướng Nga cho biết.
Vụ tai nạn Chernobyl xảy ra ngày 26/4/1986. Khi đó tổ máy thứ tư của nhà máy hạt nhân bị nổ. Tổng diện tích ô nhiễm phóng xạ tại 12 tỉnh Ukraina do thảm họa này gây ra lên tới 50.000 km2. Ô nhiễm phóng xạ cũng ảnh hưởng đến 46.500 km2 lãnh thổ Belarus (23% tổng diện tích). Khoảng 200 000 người Nga đã tham gia xử lý hậu quả tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Theo Sputnik