Truyền thông Mỹ trong Cơn lốc tin giả về đại dịch Covid-19

VietTimes -- Đại dịch Covid-19 được các kênh truyền thông cánh tả tận dụng như một "cơ hội vàng" nhằm hạ bệ uy tín của Tổng thống Donald Trump. Phân tích của Tiến sĩ Terry Buss (Học viện Hành chính Công Hoa Kỳ) gửi VietTimes. 

Thậm chí cả khi đại dịch Covid-19 đang trong những ngày khốc liệt nhất thì trên những kênh truyền thông “không đội trời chung” với Tổng thống Trump, ông vẫn tiếp tục được báo chí vẽ ra như một kẻ nói dối, một chuyên gia phóng đại, hay một người gieo rắc tin thất thiệt – vẫn là chiến dịch làm mất uy tín của ông chủ Nhà Trắng mà các báo chính thống đang đeo đuổi.

Các tờ báo này không giấu giếm rắp tâm muốn ông Trump “bật” khỏi chiếc ghế Tổng thống, tìm mọi cách ngăn cản các hoạt động của chính phủ, hoặc khiến ông bại trận trong cuộc đua cho nhiệm kỳ tiếp theo.

Thông điệp này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên các loại hình truyền thông khác nhau. Đại dịch Covid-19 được các kênh truyền thông cánh tả, đại diện cho phe Dân chủ, chào đón như một “cơ hội vàng” để ra tay củng cố tham vọng chính trị của mình.

Theo Trung tâm nghiên cứu Chính trị và Truyền thông Shorenstein của Đại học Harvard, kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống, khoảng 90% tin tức liên quan đến ông trên báo chí là tin tiêu cực. Thậm chí New York Times và Washington Post, hai tờ báo hàng đầu của nước Mỹ, cũng như vậy. Các kênh truyền hình cáp CNN và MSNBC còn chạy các bài định kỳ để theo dõi số lượng cái gọi là “những lời nói dối” của ông Trump.

Có ít nhất 5 “trang kiểm chứng tin tức lớn”, chẳng hạn như trang Politifacts, theo dõi đánh giá tính chính xác của từng tuyên bố mà ông Trump đưa ra.

Phản ứng của ông Trump là cáo buộc phần lớn báo chí đang đưa “tin giả”.  Ông gọi các phương tiện truyền thông là một mối đe dọa lớn đối với nền dân chủ.

Tổng thống Donald Trump và báo giới Mỹ đang có cuộc khẩu chiến gay gắt xoay quanh các nỗ lực chống Covid-19 của chính quyền ông.
Tổng thống Donald Trump và báo giới Mỹ đang có cuộc khẩu chiến gay gắt xoay quanh các nỗ lực chống Covid-19 của chính quyền ông (Ảnh: Internet)

Chúng ta hãy cùng nhìn lại cách một số kênh truyền thông đưa tin và viết bài bình luận nhằm phủ nhận sự thật trong các tuyên bố của ông Trump tại một trong những cuộc họp báo hàng ngày của Đội đặc nhiệm (chống Covid-19).

Tại sao chúng ta cần phải làm việc này: nếu ông Trump đang khiến người dân hiểu nhầm về đại dịch thì người dân cần phải được biết sự thực là thế nào; và nếu các phương tiện truyền thông gây hiểu lầm cho người dân, thì cũng cần phải chỉ mặt điểm tên những tờ báo đang làm điều đó. Thường thức chính trị có thể là thảm họa trong một đại dịch.

Giống như tất cả các chính trị gia, ông Trump cũng có quanh co và giấu giếm. Điều này không có gì lạ trong chính trị. Vấn đề thực sự là liệu báo chí có nói dối và che giấu thông tin không, đặc biệt là trong một cuộc khủng hoảng quốc gia, thậm chí có thể coi là sống còn.

Những vấn đề này đã được đưa ra trong các cuộc họp báo hàng ngày của ông Trump tại Nhà Trắng.

Chính trị hóa thuốc chống sốt rét

Trong một số cuộc họp ông Trump đã đặt ra câu hỏi tại sao thuốc chống sốt rét không được sử dụng để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, bởi cả vắc-xin và phương pháp điều trị loại virus này hiện đều chưa có.

Thực tế là ông ấy đã nghe nói rằng một bác sĩ ở Pháp đã thu được một số thành công trong việc sử dụng các loại thuốc này.

Ngay lập tức sau đó là hàng trăm tin, bài rùm beng trên báo chí cho rằng thuốc sốt rét chưa được kiểm chứng và có thể gây nguy hiểm. Thậm chí, báo chí còn tuyên bố rằng vị bác sĩ người Pháp đã kê đơn loại thuốc đó là người không có uy tín.

Các phương tiện truyền thông cáo buộc ông Trump là không hiểu biết và kêu gọi ông hãy giữ mồm miệng và hãy để giới y học lo việc đó.

Rồi hóa ra là các loại thuốc chống sốt rét thực sự có triển vọng trong điều trị loại virus này. Trên thực tế, Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo của phe Dân chủ đã gạt bỏ chính trị sang một bên và yêu cầu được cấp 10.000 liều thuốc sốt rét để không chỉ sử dụng cho điều trị mà còn để thử nghiệm khoa học để kiểm tra tính hiệu quả.

Nước Mỹ có luật “Quyền được thử” cho phép các bác sĩ kê đơn loại thuốc chưa được kiểm nghiệm trong trường hợp bệnh nhân không còn hy vọng sống và có khả năng qua khỏi nếu dùng loại thuốc chưa được thử nghiệm đó. Tổng thống Trump đã ký thông qua luật năm 2018.

Chính ngay khi các phương tiện truyền thông cố gắng ngăn chặn ông Trump hành động là khi họ có thể khiến nhiều người mất đi mạng sống. Bà Gretchen Whitmer, Thống đốc theo phe Dân chủ của bang Michigan, một trong số những bang bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, trong một nỗ lực làm bẽ mặt Tổng thống đã ký lệnh cấm sử dụng thuốc chống sốt rét tại bang của bà.

Hành động này của bà được hiểu là có động cơ chính trị: bà đang đứng đầu danh sách Phó tổng thống dự kiến của ông Joe Biden. Ông Biden đang có nhiều khả năng vào chung kết đấu với ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 tới đây.

Sau khi vấp phải nhiều phản đối, bà Whitmer đã phải thay đổi quan điểm và cấp phép sử dụng thuốc tại bang này. Thậm chí mới cách đây 3 ngày, bà này đã gửi yêu cầu lên Tổng thống đề nghị ông Trump cung cấp loại thuốc này cho bang Michigan.

Các cuộc họp báo hàng ngày của ông Trump và Đội đặc nhiệm chống Covid-19 trở thành cuộc đấu khẩu với truyền thông cánh tả
Các cuộc họp báo hàng ngày của ông Trump và Đội đặc nhiệm chống Covid-19 trở thành cuộc đấu khẩu với truyền thông cánh tả (Ảnh: Internet)

Gia tăng số vụ tự tử khi kinh tế đóng cửa

Ông Trump đã kêu gọi các doanh nghiệp “phi thiết yếu” trên toàn quốc, đặc biệt ở các khu vực đại dịch đang hoành hành, ngừng hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Chỉ trong tuần qua, động thái này đã khiến gần 7 triệu người mất việc.

Ông Trump đã phải miễn cưỡng đóng cửa nền kinh tế trong nỗi lo sợ về một cuộc suy thoái đang có khả năng trở thành khủng hoảng. Ông Trump tuyên bố rằng ông không muốn thực hiện bất kỳ hành động nào khiến đất nước trở nên tồi tệ hơn tình trạng hiện tại do dịch bệnh gây ra.

Ông tuyên bố rằng nếu làm như vậy thì hậu quả sẽ là hàng loạt vụ tự tử xảy ra, khủng hoảng sức khỏe tâm thần và lạm dụng ma túy.

Các phương tiện truyền thông lại ngay lập tức rùm beng về phát ngôn này của ông Trump và cho rằng không có bằng chứng nào về điều đó, và rằng ông Trump lại một lần nữa đưa ra những tuyên bố ngoài chuyên môn. Báo chí cho rằng khi ông Trump chỉ lo tập trung cứu vãn kinh tế, như vậy ông đang khiến những người nhiễm bệnh phải bỏ mạng.

Một người dẫn chương trình của Đài MSNBC còn tuyên bố rằng Tổng thống đang hy sinh mạng sống của các cựu binh Mỹ để cứu vãn nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Trump đã nói đúng. Năm 2009, khoảng 10,000 vụ tự sát đã xảy ra với nguyên nhân được cho là vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong suốt 1 thập kỷ sau đó nước Mỹ đã trải qua một “đại dịch” ma túy. Thông tin này từ đâu ra: New York Times.

Thiếu thiết bị y tế - Ông Trump nói đó là lỗi của ông Obama

Tại một trong các cuộc họp báo hàng ngày của Tổng thống Trump, một phóng viên hỏi liệu ông có “nhận trách nhiệm về việc thiếu thiết bị y tế” và các bộ dụng cụ xét nghiệm cho người nhiễm bệnh hay không. Ông Trump tuyên bố “Hoàn toàn không”.

Ông Trump nói tiếp rằng các tổng thống trước đây, bao gồm TT Barack Obama (2009-2017) và TT George W. Bush (2001-2008), đã dùng đến cạn kiệt kho dự trữ thiết bị y tế và các bộ dụng cụ xét nghiệm, đồng thời các phương pháp xét nghiệm đã lỗi thời.

Báo chí lại có dịp lên án ông Trump vì không chịu gánh trách nhiệm rõ ràng đang nằm trên vai của ông. Báo chí lại thực hiện một pha việt vị tiếp.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã thừa nhận rằng các bộ dụng cụ xét nghiệm bị lỗi và phải được khắc phục để sử dụng cho người dân.

Tuy nhiên, từ năm 2003 đến 2015, có 10 cơ quan đã báo cáo về việc các thiết bị y tế quan trọng cần thiết để chống dịch bệnh đang bị thiếu hụt và cần được thay thế ngay lập tức. Trong số các cơ quan đã mạnh mẽ kiến nghị phải kể đến Viện Y tế Quốc gia, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Các thành phố lớn vắng bóng người khi dịch Covid-19 càn quét. Nước Mỹ giờ trở thành nước có số ca lây nhiễm Covid cao nhất thế giới (Ảnh: Internet)
Các thành phố lớn vắng bóng người khi dịch Covid-19 càn quét. Nước Mỹ giờ trở thành nước có số ca lây nhiễm Covid cao nhất thế giới (Ảnh: Internet)

Các phương tiện truyền thông sau đó đã thay đổi định hướng đưa tin và phàn nàn rằng lẽ ra trách nhiệm của ông Trump là phải lường trước đại dịch, đảm bảo rằng các thiết bị quan trọng bao gồm các bộ dụng cụ xét nghiệm phải được dự trữ sẵn.

Nói như vậy cũng đúng, ngoại trừ việc là hầu hết những cán bộ hành chính, các nhà khoa học và các bác sĩ hiện đang xử lý đại dịch Covid-19 trong chính quyền của ông Trump đều là những người đã từng làm việc cho chính quyền của ông Obama trước đây. Báo chí tuyệt nhiên không đưa chi tiết này.

Cáo buộc ông Trump cắt giảm ngân sách hoạt động của CDC

Trên thực tế, ông Trump đã tăng ngân sách cho CDC, còn ông Obama mới là người cắt giảm! (Ảnh: CDC)
Trên thực tế, ông Trump đã tăng ngân sách cho CDC, còn ông Obama mới là người cắt giảm! (Ảnh: CDC)

Ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ trong cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống, đã cáo buộc ông Trump cắt giảm khoản ngân sách dành cho Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, cũng là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý dịch bệnh.

Dĩ nhiên, ông Biden rất thích tuyên bố rằng với tư cách là phó tổng thống cho ông Obama, ông đã chịu trách nhiệm giám sát gần như mọi sáng kiến của chính quyền Obama liên quan đến y tế, dịch cúm heo và Ebola. Tuyên bố này được đưa đậm khắp các kênh truyền thông.

Trên thực tế, ông Trump đã tăng ngân sách cho CDC, còn ông Obama mới là người cắt giảm! Trong nhiệm kỳ của mình, ông Obama đã ba lần cắt giảm ngân sách CDC.

Không chỉ vậy, chính ông Obama còn đề xuất cắt giảm ngân sách cho CDC ngay sau đại dịch cúm lợn khiến 274.000 người phải nhập nhập viện và khoảng 12.500 người thiệt mạng giai đoạn 2009-2010. Trong đề xuất ngân sách mới nhất, ông Trump đã yêu cầu cấp thêm 100 triệu đô la cho ngân sách hoạt động của CDC.

Trước đó, ông Trump đã kêu gọi cắt giảm ngân sách CDC, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm trước khi quyết định cuối cùng về ngân sách được đưa ra.

Báo chí cũng đưa tin rằng ông Trump đã cắt giảm ngân sách dành cho Sáng kiến Chương trình An ninh Y tế toàn cầu, tài trợ 600 triệu đô la cho các nước đang phát triển để giúp ngăn chặn dịch bệnh.

Tin tức trên các kênh truyền thông cho rằng số quốc gia thụ hưởng chương trình này sẽ bị rút từ 60 xuống còn 10. Thực tế là ông Trump đã tăng thêm 50 triệu đô la ngân sách và không có quốc gia nào bị loại khỏi chương trình.

Ngoài ra, báo chí cũng cáo buộc ông Trump đã xóa sổ Văn phòng An ninh Y tế Toàn cầu của Hội đồng An ninh Quốc gia năm 2018, gọi đây là một hành động ngăn chặn ứng phó đại dịch hiệu quả. Nhưng thực tế là Hội đồng An ninh Quốc gia đã phát triển và lớn mạnh từ một văn phòng nhỏ với chức năng tư vấn cho Tổng thống lên quy mô gần 200 nhân sự.

Ông John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia, đã tinh giản bộ máy nhân sự bởi chức năng của Văn phòng bắt đầu có sự trùng lặp với Bộ Quốc phòng, CDC và các cơ quan khác. Một số hoạt động của Hội đồng An ninh Quốc gia cũng bị trùng lặp với các cơ quan này.

Nhân viên của Hội đồng được chuyển phụ trách các hoạt động khác. Thông tin xác nhận của người phụ trách Sáng kiến này là ông hiện vẫn đang làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC)

Điều quan trọng hơn, Tổng thống Trump đã thiết lập Đội đặc nhiệm chống Covid-19 với các thành viên là những người đứng đầu tất cả các cơ quan y tế, cùng với các nhà khoa học và nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới để xử lý đại dịch. Phó Tổng thống Mike Pence được giao trọng trách đứng đầu Đội đặc nhiệm.

Phương pháp tiếp cận toàn chính phủ của ông Trump được công nhận là vượt trội so với phương pháp của CDC và NSC dưới thời Tổng thống Obama, Bush và Clinton.

Báo chí cười cợt phát ngôn của ông Trump về việc tái sử dụng khẩu trang

Các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 khắp nước Mỹ đang sử dụng hàng triệu khẩu trang N95 gây ra sự thiếu hụt lớn. Để xử lý tình trạng này, Tổng thống Trump đã yêu cầu các nhà sản xuất tăng số lượng khẩu trang đầu ra và cũng đề nghị một số công ty sản xuất các mặt hàng khác chuyển đổi hoạt động để sản xuất khẩu trang.

Đội ngũ của Trump cũng đang lùng sục khắp thế giới để nhập thêm khẩu trang cho nhu cầu sử dụng trong nước. Mọi công ty ở Mỹ dường như đều đang đổ dồn vào sản xuất khẩu trang.

Trong một cuộc họp báo hàng ngày của Đội đặc nhiệm, ông Trump đặt ra câu hỏi tại sao không thể khử trùng và tái sử dụng khẩu trang. CDC và Cục Quản lý Dược Liên bang khuyên rằng không nên tái sử dụng khẩu trang. Ngay lập tức báo chí không bỏ lỡ cơ hội biến câu hỏi này thành trò cười.

Nhưng với câu hỏi được đặt ra, ông Trump làm sáng tỏ một điều là trên thực tế, khẩu trang có thể được khử trùng để tái sử dụng bằng các công nghệ hiện có. Ngoài ra, câu hỏi của ông Trump còn như một liều thuốc kích thích các bên liên quan sáng tạo để phát triển các công nghệ mới.

Trước hết, nhân viên y tế đã sử dụng nồi hấp, lò vi sóng, nhiệt độ cao và các phương pháp khác để khử trùng khẩu trang. Đây là những phương pháp đã được áp dụng trong đại dịch SARS và MERS. Vì vậy, đây không phải là một câu hỏi ngu ngốc.

Ngược lại, câu hỏi đó là tiền đề cho những đổi mới đang diễn ra hiện nay: Viện tưởng viện Battelle, một phòng thí nghiệm lớn, đẳng cấp thế giới, đã phát triển “Hệ thống Khử khuẩn trong Hồi sức cấp cứu” cho phép tái sử dụng khẩu trang.

Cục Quản lý dược liên bang (FDA) đã chậm trễ trong việc phê duyệt hệ thống này, vì vậy Thống đốc tiểu bang Ohio đã gọi điện cho Tổng thống Trump và đề nghị ông gây áp lực với FDA để phê duyệt Hệ thống của Viện Battelle. Lệnh của Tổng thống được đưa ra ngay sau đó và FDA đã phê duyệt.

Một điểm đáng chú ý là cha đẻ của khẩu trang N95 đã phát minh ra phương pháp sử dụng áp lực cao và nhiệt độ cao để khử trùng khẩu trang. Các công ty khác đang tận dụng quần áo bảo hộ bỏ đi để làm nguyên liệu sản xuất khẩu trang.

Uống hóa chất tẩy rửa bể cá chỉ có hại cho sức khỏe của bạn

Mới gần đây, một người đàn ông ở Arizona đã thiệt mạng sau khi uống dung dịch vệ sinh bể cá. Vợ ông ta đã tin rằng loại hóa chất, với thành phần có tên giống như thuốc chống sốt rét, sẽ giúp họ khỏi bị nhiễm Covid-19.

Ngay lập tức báo chí đổ xô chỉ trích ông Trump đã gây ra thảm kịch này: rằng nếu như ông Trump không khuyến khích sử dụng thuốc chống sốt rét trong điều trị Covid-19 thì người đàn ông này đã không thiệt mạng.

Tuyệt nhiên không có một dòng nào bình luận về hành động ngớ ngẩn của người đàn ông này. Vợ của người đàn ông này, tất nhiên, đã không bỏ lỡ cơ hội để phỉ báng ông Trump.

Điều đáng buồn trong tất cả những việc này là người dân Mỹ đang bị tước đi những thông tin họ cần được tiếp cận để đưa ra quyết định về việc bảo vệ sinh mạng của mình thế nào và đánh giá ra sao về hiệu quả làm việc của các nhà lãnh đạo quốc gia (Ảnh: Internet)
Điều đáng buồn trong tất cả những việc này là người dân Mỹ đang bị tước đi những thông tin họ cần được tiếp cận để đưa ra quyết định về việc bảo vệ sinh mạng của mình thế nào và đánh giá ra sao về hiệu quả làm việc của các nhà lãnh đạo quốc gia (Ảnh: Internet)

Điều tra tiếp theo cho thấy bà này là một người ủng hộ Đảng Dân chủ. Sau nữa, phóng viên tiếp tục có bằng chứng là bản thân bà này có tiền sử bệnh tâm thần. Những thông tin được làm sáng tỏ này của câu chuyện đã không hề được nhắc đến trên các kênh truyền thông chính thống.

Tổng thống Trump yêu cầu phóng viên trân trọng nỗ lực ứng phó đại dịch của ông

Theo tin đưa trên trang Townhall, trong một cuộc họp báo hàng ngày của Đội đặc nhiệm, một phóng viên đã hỏi ông Trump là ông còn muốn các chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương, giới truyền thông và các bên khác phải làm gì hơn nữa ngoài những việc họ đã làm?, diễn giải lại câu nói trước đó của ông Trump “khi anh không trân trọng tôi đồng nghĩa với việc anh không trân trọng những thành viên của Đội đặc nhiệm đang ngày đêm cố gắng, không trân trọng những gì quân đội, các cơ quan y tế và các doanh nghiệp tư nhân đang làm rất tốt.

Sau đó, phóng viên của CNN, Jeremy Diamond, đã đặt câu hỏi: “Ông nói ông muốn Thống đốc các tiểu bang trân trọng ông?”, sau đó cắt xén đi đoạn quan trọng mà ông Trump đã nói là “điều đó đồng nghĩa với việc không trân trọng ….”.

Phóng viên này sau đó đã hứng trọn cơn mưa “gạch đá” trên mạng xã hội về cách hành xử của mình.

Cách làm báo kiểu “Túm được đây rồi” như chúng ta thấy trên các kênh truyền hình quốc gia đã thể hiện đầy đủ cách thức báo chí đưa tin về nỗ lực trong quản lý đại dịch Covid-19 của ông Trump và nhiệm kỳ của ông nói chung.

Tất cả những điều này có nghĩa gì

Khi viết bài bình luận này, tôi có thể dễ dàng tìm thấy thông tin đáng tin cậy phản bác lại những tin bài được đưa đậm trên các phương tiện truyền thông về Covid-19. Không cần phải được đào tạo gì đặc biệt.

Ngoài việc chỉ trích Tổng thống Mỹ như một hoạt động thường lệ của báo chính thống, các tờ báo này còn thường xuyên dối trá, đưa thông tin sai và đưa tin không công bằng với ông Trump. Chắc chắn là ông Trump cùng với những phát ngôn và hành động của ông chịu sự giám sát chặt chẽ của báo chí nhưng đưa tin và viết bài bịa đặt là điều không thể chấp nhận.

Các phương tiện truyền thông đã vượt quá ngưỡng kiểm soát khi dựng lên những câu chuyện không chỉ không có thật mà còn dễ dàng bị bóc mẽ.

Tệ hơn nữa, những người làm việc này lại không phải chịu bất kỳ hậu quả gì; mặc dù ảnh hưởng chung đến các phương tiện truyền thông là xếp hạng thấp và mất công chúng.

Nhìn chung, người dân Mỹ đánh giá thấp truyền thông, và trong một cuộc khảo sát gần đây của Gallup, đánh giá dành cho ông Trump về xử lý đại dịch cao hơn mức đánh giá dành cho báo chí.

Điều đáng buồn trong tất cả những việc này là người dân Mỹ đang bị tước đi những thông tin họ cần được tiếp cận để đưa ra quyết định về việc bảo vệ sinh mạng của mình thế nào và đánh giá ra sao về hiệu quả làm việc của các nhà lãnh đạo quốc gia.

Tôi không hiểu sao các phóng viên với cách làm báo như vậy có thể thấy lương tâm mình thanh thản? Chắc chắn việc này không thể trở thành một “điều bình thường mới” được chấp nhận trong xã hội.

Một điều kinh khủng là các tờ báo lớn còn đang kêu gọi nhau gây áp lực đòi Tổng thống Trump chấm dứt các cuộc họp báo hàng ngày của Đội đặc nhiệm tại Nhà Trắng. Trong ba tuần qua, hàng ngày, ông Trump và Đội đặc nhiệm quản lý đại dịch của ông cập nhật cho người dân Mỹ về đại dịch và trả lời các câu hỏi của báo giới.

Cuộc họp báo kéo dài hai tiếng và được truyền hình trực tiếp. Các tờ báo này không muốn ông Trump được phát ngôn không qua “bộ lọc” của họ mà chỉ thích hạ gục ông bằng cách tách các trích dẫn phát ngôn của ông khỏi ngữ cảnh.

Vậy mà mới trước đó hồi đầu tháng 1 trước khi đại dịch xảy ra, giới truyền thông còn phàn nàn rằng họ không thể tiếp cận được ông Trump.

Hoàn toàn không ổn chút nào.