Nếu đối thoại chiến lược về sức mạnh và pháp lý không thay đổi cách suy nghĩ, hành xử của Trung Quốc thì chính quyền mới của Mỹ phải sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc càng lấn tới bằng những biện pháp sử dụng sức mạnh thì Mỹ càng cần sẵn sàng khiến Trung Quốc phải trả giá, chuyên gia Mỹ khuyến nghị.
Viettimes -- Trung Quốc luôn ngang
nhiên nói rằng họ có “quyền lịch sử” từ xa xưa tại Biển Đông, lập luận này đã
được giới nghiên cứu quốc tế nhiều lần phản bác. Mới đây, một học giả người Anh
đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định: Trung Quốc chỉ quan tâm và đòi chủ
quyền trái phép tại Biển Đông sớm nhất vào cuối đời nhà Thanh và đầu thời Trung
Hoa Dân Quốc.
Trong hai ngày 3 và 4/10 vừa qua, một đơn vị hải quân tác chiến Mỹ,
gồm ba chiến hạm tối tân, đã tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông. Mục
tiêu là để chuẩn bị đưa vào khu vực một hạm đội đa năng phòng không, diệt hạm, săn tàu ngầm.
Một viên tướng học giả Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phải bắt Singapore «trả giá» cho việc làm «tổn hại nghiêm trọng lợi ích» của Bắc Kinh, và phải có những biện pháp «trả đũa» và «trừng phạt» để cho quốc gia Đông Nam Á thấy rõ thái độ bất bình của Trung Quốc.
VietTimes -- Bộ trưởng Không quân Mỹ
Deborah James vừa tuyên bố, Mỹ có thể sẽ tiến hành thêm các chiến dịch tự do
hàng hải và hàng không trên Biển Đông nhằm đáp trả hành vi quân sự hóa và xây dựng
trái phép đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực, trang Scout Warrior cho biết.
VietTimes -- Chuyên
gia Trung Quốc tin rằng đến 2018, Trung Quốc sẽ sở hữu số lượng nhất định máy
bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20. Trung
Quốc cũng đã quân sự hóa xong 7 đảo ở Trường Sa, có thể sử dụng tốt 3 sân bay đủ
sức cho hơn 100 máy bay chiến đấu hạng nặng, tương đương với 3 hàng không mẫu
hạm hạt nhân...
VietTimes -- Chuyên
gia Trung Quốc Kim Xán Vinh quả quyết rằng, chỉ cần Trung Quốc biến được Biển
Đông thành ao nhà là địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sẽ lung lay.
Kết quả ván cờ Trung - Mỹ sẽ xong vào năm 2020 chứ không phải
chờ đến 2050, nghĩa là sẽ kết thúc sớm trước thời hạn 30 năm...
VietTimes -- Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nhật Bản lo sợ
Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm soát tuyến đường biển quan trọng như chính Biển
Đông. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở quần đảo Trường
Sa dường như là một bước đi trong định hướng này, trang Quartz (Mỹ) nhận định.
VietTimes -- Một nhà địa lí uy
tín người Anh khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và
việc tạo lập khu vực duyên hải của nước này dựa trên những sự kiện của thế kỷ
XX, từ cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn đến sự thất bại của Nhật Bản trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, chứ không phải bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của nhà
nước phong kiến Trung Quốc.
Theo hai chuyên gia James
Holmes và Toshi Yoshihara thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, chuỗi đảo thứ nhất là một
dạng “Vạn Lý Trường Thành ngược”, tức là giống như một vòng vây hiệu quả của
các đồng minh Mỹ, với mỗi bên đóng vai trò như một tháp canh giám sát và thậm
chí có thể ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với Thái Bình Dương.
Điều trần hôm 21/9 tại Hạ Viện Mỹ, ba chuyên gia hàng đầu của
Mỹ về Biển Đông đã phê phán các thiếu sót trong đối sách của Mỹ chống
lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Họ đề xuất nhiều biện pháp rất cụ thể, cả về pháp lý,
chính trị hay quân sự nhằm răn đe Bắc Kinh mạnh
hơn.
VietTimes -- Theo Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS) về tình hình xung đột tại Biển Đông: 76% vụ
xung đột giữa tàu bè các nước tại Biển Đông liên quan đến Trung Quốc.
Bên cạnh khả năng hải quân Trung - Nhật xung đột với nhau, còn có kịch bản tàu Trung Quốc đâm vào tàu Nhật hay tìm cách chặn đường đối phương. Nguy cơ nói trên, theo chuyên gia Trương Bạc Hối là hoàn toàn có thể vì Trung Quốc e dè Mỹ chứ không sợ Nhật...
VietTimes -- Nhật
Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn
phương ứng phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật
Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh
chiến lược mới. Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang.
VietTimes -- Trung Quốc đang học chiến lược chống tiếp cận của Liên Xô trước đây, cố tạo ra một pháo
đài cho hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo bằng cách xây dựng trái phép các
đảo nhân tạo, phát triển hệ thống thủy lôi tiên tiến, triển khai các hệ
thống cảm biến dưới nước và tác chiến chống tàu ngầm
hiện đại, The Strategist phân tích.
VietTimes -- Tạo ra các điểm nóng mới
tại Biển Đông và Biển Hoa Đông là giai đoạn đầu tiên trong quá trình trên, điều
này đã diễn ra. Các khối chống Trung Quốc được tăng cường (cả kể kinh tế lẫn
quân sự) là giai đoạn hai, điều này cũng đang trong tiến trình thực hiện..., National Interest mới đây phân tích.
Bản tin của quân đội Trung Quốc gọi đây là cuộc thao diễn quân sự với
qui mô lớn chưa từng thấy. Binh sĩ hai nước cùng thực tập «phóng tên lửa đạn đạo, bảo vệ đảo, tác chiến trên bộ». Địa điểm của cuộc tập trận được nói là phía bắc đảo Hải Nam.
VietTimes -- Các quan chức Lầu Năm
Góc tin rằng Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một tam giác căn cứ quân sự trải
rộng từ Đá Subi, Đá Chữ thập, và Đá Vành Khăn ở phía nam và cuối cùng là bãi cạn
Scarborough.
Mỹ sẽ không ngồi yên và
sẽ chủ động phản đối bá quyền quân sự trong khu vực, National Interest cho biết.
VietTimes -- Mỹ cần có sức mạnh chiến
đấu đáng tin cậy để răn đe những tham vọng quân sự hóa và hành vi sai lệch của
Trung Quốc. Mỹ cũng cần tăng cường lợi thế hải quân bằng cách
xây dựng nhiều tàu ngầm tấn công hơn và khai thác lợi thế mà Trung Quốc không
sánh kịp bằng cách triển khai chúng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trung Quốc đã cố gắng dàn xếp và gây áp lực để hành động của Bắc
Kinh lấn chiếm tại Biển Đông và phán quyết của Toà Trọng tài The Hague
về chủ quyền không được đưa vào chương trình nghị sự và bản thông cáo
chung, nhưng rút cuộc vẫn không tránh khỏi bị công kích.