Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân ở TBD, đối đầu ở Biển Đông sẽ xấu hơn

VietTimes -- Trung Quốc bắt đầu sử dụng vũ khí hạt nhân tuần tra có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến sự ổn định, làm cho quan hệ Trung-Mỹ đã căng thẳng vì đối đầu chiến lược ở Biển Đông, nay càng trở nên xấu đi. 
Quân đội Trung Quốc tổ chức lễ duyệt binh ở vùng biển Thanh Đảo. Nguồn ảnh: Reuters/Đa Chiều.
Quân đội Trung Quốc tổ chức lễ duyệt binh ở vùng biển Thanh Đảo. Nguồn ảnh: Reuters/Đa Chiều.

Đa Chiều ngày 26/5 đưa tin cho biết trong thời điểm Trung-Mỹ đối đầu về vấn đề Biển Đông, Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị điều tàu ngầm lắp tên lửa hạt nhân đến Thái Bình Dương tuần tra. Lầu Năm Góc Mỹ lo ngại, Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân sẽ có ảnh hưởng sâu sắc.

Tờ Guardian Anh ngày 26/5 cho rằng Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị lần đầu tiên điều tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đến Thái Bình Dương. Quan chức Quân đội Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ đánh giá nào đối với thời gian tuần tra đầu tiên, nhưng cho biết hành động như vậy không thể tránh khỏi.

Một bản báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc dự đoán: "Trung Quốc có khả năng sẽ tiến hành tuần tra 'răn đe hạt nhân' lần đầu tiên trong một thời điểm nào đó trong năm 2016". 

Đến nay, Bắc Kinh luôn thực hiện "chính sách uy hiếp" thận trọng, cho biết, trong các cuộc xung đột, Trung Quốc vĩnh viễn sẽ không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, nhưng việc triển khai tàu ngầm hạt nhân sẽ gây ảnh hưởng sâu xa. 

Theo báo Anh nhận định, đầu đạn và tên lửa sẽ lắp ráp lại và bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, một khi đưa ra quyết định, trong thời gian ngắn hơn sẽ có thể phóng vũ khí hạt nhân. 

Trung Quốc bắt đầu sử dụng vũ khí hạt nhân tuần tra có thể sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến sự ổn định, làm cho quan hệ Trung-Mỹ đã căng thẳng vì đối đầu chiến lược ở Biển Đông, nay càng trở nên xấu đi. 

Đồng thời, mạng Fox News Mỹ ngày 26/5 đã đăng một số hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc đã lần đầu tiên triển khai (bất hợp pháp) máy bay không người lái có khả năng tàng hình ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). 

Điều đáng chú ý là, hành động này của Bắc Kinh được lựa chọn triển khai trong thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Triển khai máy bay không người lái ở đảo Phú Lâm là một "tiêu chí" khác cho thấy tình hình căng thẳng leo thang của khu vực Biển Đông.

VOA Mỹ cho rằng, một trong những vũ khí trang bị Mỹ có khả năng răn đe nhất trên thế giới là tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ. Loại tàu ngầm này dài 171 m, có thể tự do đi lại ở dưới mặt biển mà không ai hay biết. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio trang bị tên lửa hạt nhân Trident 2.

Ngày 25/5, phát biểu tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho hay "cách làm của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc trong các vấn đề an ninh khu vực không chỉ đi ngược lại các nguyên tắc quốc tế, mà còn sẽ duy trì thời gian rất lâu".

Quân đội Mỹ sẽ áp dụng hành động ôn hòa nhưng kiên định ứng phó với các hành động hung hăng hăm dọa của Trung Quốc và Nga. 

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc.

Hai ngày trước, ông Ashton B. Carter đã đến thăm căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, cho biết, ưu thế tác chiến dưới mặt biển của Quân đội Mỹ vẫn vô địch thế giới, và sẽ nỗ lực duy trì ưu thế này.

The National Interest Mỹ đặt câu hỏi, Trung Quốc thật nguy hiểm như vậy sao? Về quân sự, Mỹ vẫn thống trị thế giới. Sự lo ngại nhất của Washington là Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự.

Đa Chiều dẫn tờ Star Nam Phi cho rằng nếu Trung Quốc mỗi quý hai lần điều tàu chiến đến duyên hải Cuba, khuyến khích các nước vùng biển Caribe đưa ra đòi hỏi đối với các đảo thuộc chủ quyền của Mỹ, thì Chiến tranh thế giới thứ ba đã nổ ra. 

Đa Chiều dẫn giả thuyết khập khiễng như vậy nhằm đánh tráo khái niệm, biến không thành có, đánh lừa dư luận quốc tế, thực chất là muốn nói các đảo đá ở Biển Đông thuộc chủ quyền vốn có của Trung Quốc. Nhưng, thực chất, đó chỉ là hành vi bành trướng của Bắc Kinh mà thôi. 

Cộng đồng quốc tế rõ ràng không quên được những hành động vũ lực do Bắc Kinh tiến hành ở Biển Đông, đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và một số thực thể ở quần đảo Trường Sa của  Việt Nam, cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.

Việt Nam có đủ mọi cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như các quyền lợi biển được hưởng theo luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Nếu Trung Quốc ngoan cố áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" vô lý và phi pháp, cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam sẽ tìm mọi cách đáp trả để chủ quyền hợp pháp của Việt Nam được bảo vệ, công lý được thực thi, hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, quốc tế được bảo đảm, tăng cường.