Tờ Handelsblatt Đức ngày 22/9 cho rằng những con số dưới đây sẽ viết vào lịch sử công nghiệp: Trong 10 năm tới, Trung Quốc mỗi năm sẽ xây dựng ít nhất 6 nhà máy điện hạt nhân mới, tức là sẽ xây dựng tổng cộng 60 nhà máy điện hạt nhân mới.
Trong khi đó, cùng kỳ, 14 quốc gia châu Âu chỉ có kế hoạch xây dựng 9 nhà máy điện hạt nhân, có thể cuối cùng chỉ xây dựng một nửa.
Sau khi cân nhắc rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro điện hạt nhân, Bắc Kinh đã đưa ra một kết luận: Tạm thời, không có điện hạt nhân là không được.
Bài báo cho rằng cho dù xây thêm 60 nhà máy điện hạt nhân, tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng lượng điện của Trung Quốc cũng chỉ chiếm khoảng 10%.
Hiện nay, tỷ lệ này ở Mỹ gần 20%, ở Pháp trên 70%, ở Hàn Quốc gần 30%. Vì vậy, Trung Quốc còn có không gian lớn để phát triển.
Bất luận phản đối điện hạt nhân hay ủng hộ điện hạt nhân, đều có thể căn cứ vào quyết định của Bắc Kinh để đưa ra kết luận chắc chắn: Hiện nay, tương lai của công nghệ sẽ "do Trung Quốc quyết định".
Điều này không chỉ do Trung Quốc sẽ sở hữu nhà máy điện hạt nhân nhiều nhất trên phạm vi thế giới, mà còn do rất nhiều nhà máy điện hạt nhân mới của phương Tây do người Trung Quốc xây dựng hoặc tham gia xây dựng.
Doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp giá "tốt nhất". Sau khi trải qua 10 năm chỉnh đốn, nhà máy điện hạt nhân mới đầu tiên của châu Âu đã được các doanh nghiệp Pháp và Trung Quốc hợp tác xây dựng.
Đức sẽ không tiếp tục quyết định tiêu chuẩn an toàn, bất kể ở châu Âu hay ở các khu vực khác trên thế giới. Điều này rất đáng tiếc, dù sao nhà máy điện hạt nhân của Đức từng an toàn nhất - cho đến khi Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố kết thúc điện hạt nhân.
Những thứ ở Đức bị coi là không thể thiếu thì lại bị rất nhiều nước láng giềng của Đức đến nay vẫn coi là dư thừa. Là nước xuất khẩu dẫn trước và là nhà lãnh đạo về công nghệ, Đức từng có quyền tham gia quyết định tiêu chuẩn an toàn, bao gồm cả ở Trung Quốc.
Nhưng hiện nay, nhà máy điện hạt nhân mới tiên tiến lại chủ yếu được nghiên cứu phát triển ở Trung Quốc. Tỷ phú Bill Gates hiện cũng đưa công tác nghiên cứu chương trình hạt nhân của ông chuyển tới Bắc Kinh.
Nhà máy điện hạt nhân của Đức từng an toàn như vậy, không chỉ do có kỹ sư hàng đầu, mà còn do những người phản đối điện hạt nhân gây sức ép thành công.
Hiện nay ở Trung Quốc cũng có lực lượng phản đối điện hạt nhân. Nhưng, sức mạnh phản đối của Trung Quốc lại không thể tạo được sức ép mạnh mẽ như người Đức.