Năm 2012 một sự kiện lớn trong chiến lược hải dương của Trung Quốc đã hình thành, đó là việc thử nghiệm thành công tàu sân bay Liêu Ninh. Sự kiện này gây sự chú ý và bàn luận của toàn cộng đồng thế giới.
Cùng với việc phục sinh một tàu sân bay cũ của Liên Xô, Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông, nhưng lực lượng tiên phong chủ lực nhằm thực hiện mục đích thống trị vùng nước này không nằm trong lực lượng hải quân.
Vài tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một kế hoạch có sức mạnh và hiệu quả lớn hơn nhiều so với những chiến hạm và các tàu chiến khổng lồ đang hiện diện trên biển Đông, kế hoạch thể hiện một nỗ lực giành giật quyền làm chủ trên những vùng nước và hải đảo tranh chấp – sử dụng tàu du lịch với hàng nghìn du khách, được chính quyền Trung Quốc cho phép thực hiện các chuyến du lịch trên các hòn đảo đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Sử dụng tàu du lịch có tải trọng lớn và rất nhiều các loại tàu khác, Trung Quốc đang thực hiện cái gọi là “Chiến thắng không cần chiến tranh” ăn cướp chủ quyền trên những vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Từ năm 1950, các bản đồ của Trung Quốc đưa ra chín đoạn vạch dài dọc theo bờ biển Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, xác định quyền sở hữu biển Đông của một đế chế mới. Giải thích tính đúng đắn của "đường 9 đoạn" ngang ngược đó, người Trung Quốc đưa ra những luận chứng mơ hồ, không đồng nhất, không có căn cứ lịch sử và hoàn toàn mâu thuẫn lẫn nhau, không dựa trên bất cứ một căn cứ pháp lý quốc tế nào.
Những tuyên bố về đường hải giới chủ quyền đó trong thời điểm đó không được công luận thế giới cho rằng là một điều nghiêm túc. Nhưng đến năm 2009, cùng với việc biểu dương tiềm lực quân sự hùng hậu của mình, Trung Quốc đệ trình Liên Hiệp quốc bản đồ cùng với những khu vực tranh chấp với các nước láng giềng mà Trung Quốc khẳng định là “ chủ quyền không thể tranh cãi”. Những hành động mà Trung Quốc tiến hành từ trước đến nay đã minh chứng một điều tưởng như hão huyền là, nhà nước Trung Hoa cho rằng, đường chữ U của họ là biên giới chủ quyền theo “luật của Trung Quốc”.
Hàng loạt sự cố xảy ra trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu cá trọng tải lớn, tàu ngư chính và hải giám, cùng với những lời tuyên bố quyết liệt và mang tính khiêu khích cao từ tháng 7.2010 đến nay, những va chạm với Nhật Bản, Philipines và các nước khác đã dẫn đến việc ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton phải kêu gọi giải quyết những tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tiếp gia tăng các hoạt động của các cơ quan quản lý biển cấp nhà nước và tìm các thủ đoạn khác. Bắc Kinh liên kết phối hợp Cơ quan cảnh sát biển thuộc Bộ công an và các cơ quan quản lý địa phương, trước hết là cơ quan do họ dựng lên (thành phố Tam Sa) và những cơ quan quản lý bờ biển gần với đảo Hải Nam, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển lực lượng Hải quân và Không quân Hải quân làm phương tiện răn đe và sẵn sàng cho cuộc xung đột không chủ ý.
Những phương pháp mới nguy hiểm
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, lôi cuốn được sự chú ý của tất cả cộng động xã hội trên các châu lục. Người ta nghĩ đến những tập đoàn không quân hải quân tấn công sẽ xuất hiện trên Biển Đông và Ấn Độ dương, đến những cuộc chiến tranh chớp nhoáng và tổng lực.
Nhưng trong tương lai gần, Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ chỉ làm nhiệm vụ đơn thuần là phục vụ huấn luyện không quân hải quân, chứ không phải là một đơn vị chiến đấu trong một lực lượng Hải quân viễn chinh. Lực lượng hải cảnh với rất nhiều phương án sử dụng và thể hiện quyền lực trên biển lại là một vấn đề hoàn toàn khác với những nguy cơ lớn hơn rất nhiều.
Các tàu đánh cá Trung Quốc tại đảo Hải Nam, so với người trên thuyền thấy rõ được các tàu cá của Trung Quốc có lượng giãn nước khá lớn.
Sự phát triển của lực lượng này được phóng viên tờ báo The Los Angeles Times khẳng định. Ví dụ, từ năm 2000 lực lượng quân sự Trung Quốc đã chuyển bàn giao cho các cơ quan hành pháp biển 11 chiếc tàu quân sự nhằm tăng cường năng lực giám sát, chính bản thân lực lượng Hải giám Trung Quốc cũng tự đóng 13 chiếc và sẽ tăng cường lên đến 36 chiếc đóng mới.
Lực lượng ngư chính của Trung Quốc cũng tiếp nhận các tàu quân sự, có sân bay cho máy bay trực thăng. Các tàu ngư chính, hải cảnh đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng và có mặt liên tục trên biển Đông. Lực lượng Hải quân Thái Bình dương của Mỹ xác định, tính từ năm 2008 cho đến nay, số lượng các tàu tuần biển của cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần.
Thuyền trưởng lực lượng Hải quân Mỹ, ông James Funnell đã viết trong một bài đăng trên tờ Times đã nói “ Các tàu tuần biển Trung Quốc không có mục đích gì khác ngoài mục đích uy hiếp, đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông, cố gắng buộc họ phải tuân thủ và phục tùng những yêu sách bành chướng của đại lục”.
Họ sẵn sàng với những hành động cực đoan như gây rối các tàu thực thi pháp luật của các nước láng giềng, tấn công và đe dọa các tàu đánh cá có lượng giãn nước nhỏ của các nước khác Các tàu đánh cá của Trung Quốc có lượng giãn nước lớn sẵn sàng chống lại các lực lượng Cảnh sát biển của các nước láng giềng, đơn cử như với Nhật Bản ở quần đảo Senkaky và với Hàn Quốc, họ cũng không ngại ngần truy đuổi và tấn công cả các tàu quân sự Mỹ, và khi gặp phải sự phản kích và ngăn chặn từ phía bên kia, họ yêu cầu các tàu hải giám, ngư chính hỗ trợ can thiệp.
Các tàu của Trung Quốc không có sự hiển diện của vũ khí quân sự, nhưng họ được trang bị vòi rồng công suất lớn và các móc sắt. Họ làm cho những ngư dân của các nước láng giềng có cảm giác bất lực và thất vọng. Đôi khi, các tàu quân sự cũng yểm trợ, sẵn sàng nổ súng uy hiếp các thuyền nhân.
Tính đến thời điểm này, chiến lược “ tàu cá Biển Đông” và chiến thuật “lấy biển vây bờ” cùng những giải pháp khác phi quân sự của Trung Quốc đã có những hiệu quả nhất định, các ngư thuyền Trung Quốc, với số lượng đông, được sự hỗ trợ của chính quyền đã gây rất nhiều khó khăn và lúng túng cho các nước láng giềng trên biển. Điển hình như vụ bãi cạn Cỏ Mây, bãi cạn Scarborough.
Các cơ quan nghiên cứu biển các nước khu vực Đông Nam Á cũng có những nhận định, các ngư thuyền của Trung Quốc đang nỗ lực vét cạn nguồn tài nguyên thủy sản trên vùng nước của các nước láng giềng trên vùng nước Biển Đông.
Sự phát triển của tư duy chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh” bắt nguồn từ tư tưởng chiến tranh nhân dân “nông thôn bao vây thành thị” sử dụng số đông nhân sự của ngành ngư nghiệp Trung Quốc, nhưng người có thể lực tốt, được huấn luyện theo phương pháp “dân quân rộng rãi”, được hỗ trợ từ mọi hướng của chính quyền, bao gồm cả năng lực tài chính, được tuyên truyền kỹ lưỡng và hoàn toàn tin tưởng không gặp phải sự ngăn chặn đủ hiệu quả trên biển Đông.
Trước chiến lược này, các đồng minh của Mỹ gặp phải khó khăn rất lớn. Do chính phủ Mỹ đã tuyên bố :”không dùng vũ lực quân sự đối với ngư dân”. Do đó các đồng minh của Mỹ không thể sử dụng lực lượng vũ tranh và khí tài quân sự để ngăn chặn được, với một số lượng quá đông – hàng trăm ngư thuyền đối phó với 1 hoặc hai tàu cảnh sát biển với lượng giãn nước nhỏ là một điều quá khó khăn. Và cuối cùng là sự có mặt của các tàu hải giám, ngư chính có nguồn gốc từ các tàu quân sự.
Từ lâu, Mỹ đã tuyên bố không tham gia vào bất cứ bên nào trong các tranh chấp trên biển, và kiên quyết yêu cầu thực hiện hai nguyên tắc chủ yếu trong ứng xử biển Đông: một là: “tự do hàng hải” hai là “giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng phương pháp hòa bình”.
Đây chính là điểm yếu trong chính sách đối ngoại chính trị của Mỹ trên biển Đông, bằng số lượng vượt trội cả về tàu đánh cá có trọng tải lớn và các tàu hải cảnh, ngư chính không có sự hiển diệt vũ khí quân sự, người Trung Quốc dường như đã có sức mạnh và sự tự tin để thống trị biển Đông và có đủ cơ sở lý luận để chống lại các buộc tội từ phía Mỹ.
Với chính sách thả lỏng và ngăn chặn, các ngư dân Trung Quốc thoải mái vơ vét tài nguyên biển và không quá lo lắng đến sự ngăn chặn và trừng phạt của các nước láng giềng khi họ xâm phạm chủ quyền của nước đó hoặc hoàn toàn thoải mái khi ào ạt đổ xuống các vùng nước tranh chấp nhằm thể hiện quyền lực của đại quốc. Cho đến hôm nay, Trung Quốc vẫn chơi con bài “du kích ” trên biển Đông với áp lực từ sức mạnh dân sự ngày càng lớn.
Yếu tố kinh tế trong quan hệ Biển Đông
Tham vọng kiểm soát và quản lý biển Đông của Trung Quốc bao hàm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng ở mức sống còn. Từ những năm 1990-x, chỉ có Mỹ và Nhật Bản là những đối tác kinh tế quan trọng của khu vực Đông nam Á, nhưng hiện nay Trung Quốc đang là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của khu vực, quy mô phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đi vào cấp độ đầu tư, vượt xa khỏi lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ và tài chính.
Trung Quốc đã ký kết rất nhiều các thỏa thuận với các nước trong khu vực, bao gồm phát triển hạ tầng, kết nối Đông Nam Á với Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc xây dựng các tuyến đường giao thông sắt bộ, đường thủy và mạng lưới điện năng cấp quốc gia, các hải cảng kinh tế xuất nhập khẩu, kết nối các nước Đông Nam Á với hệ thống giao thông Trung Quốc vào một siêu hệ thống kinh tế thương mại khổng lồ.
Không cần phải có chỉ số IQ quá cao để hiểu, các liên hệ kinh tế và các mối quan hệ giao thương có thể được sử dụng như những đòn bẩy mang tính chiến lược trong các chính sách gây áp lực đối ngoại. Trong cuộc gặp của các bộ trưởng Bộ ngoại giao ASEAN năm 2012 ở Campuchia đã xuất hiện những mâu thuẫn. Philippines kiên quyết yêu cầu trong thông cáo chung có hàm chứa nội dung cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ tịch diễn đàn ASEAN Campuchia đã từ chối và cuộc họp đã dẫn đến các tranh cãi gay gắt. Các quan chức Campuchia với tư cách cá nhân đã ám chỉ rằng họ đã hành động theo yêu cầu từ phía Trung Quốc, với các đe dọa về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng sẽ đến với Phnom Penh.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã biểu dương khả năng có thể phủ quyết bất kỳ văn bản nào của ASEAN liên quan đến biển Đông, hay nói rõ hơn là đe dọa tính thống nhất và đoàn kết của chính nội bộ ASEAN.
Việc Trung Quốc đưa tàu du lịch vào vùng nước tranh chấp đã làm tăng thêm một vấn đề nghiêm trọng đối với khu vực Biển Đông. Tất nhiên, các tàu cảnh sát biển, tàu quân sự của các nước láng giềng không thể bắn chìm hoặc ngăn chặn bằng vũ lực đối với tàu du lịch, ngay cả khi tàu du lịch đang xâm phạm vùng nước chủ quyền của họ.
Trên thực tế, từ những chuyến du lịch gần, sẽ có nhiều tàu hơn nữa với những chuyến du lịch xa hơn nữa, sẽ không đơn thuần chỉ là người Trung Quốc đi du lịch, mà còn có cả những người nước ngoài. Ở các khu vực tranh chấp, vấn đề đã trở lên vô cùng nghiêm trọng.
Có thể suy tưởng rằng, quyết định đưa lực lượng thứ 3 (lực lượng dân sự) vào cuộc chiến tranh dành quyền thống trị biển Đông là một nước cờ quyết liệt, buộc các nước láng giềng hiểu rất rõ ý đồ chiến lược thực hiện "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông là một sai lầm chiến lược.
Nhưng còn sớm để nói đến điều đó. Tín hiệu nguy hiểm đã lan truyền trong khu vực Châu Á, đặc biệt đối với chính phủ các nước Đông Nam Á, có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Tín hiệu này cũng buộc Mỹ phải "xoay" trọng tâm chiến lược về châu Á – Thái Bình dương.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng một phần lực lượng quân đội Mỹ sẽ được điều chuyển tới châu Á, lực lượng này sẽ nằm ngoài kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự. Chính phủ một số nước Đông Nam Á đã quyết định tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Nhưng từ sau nhiệm kỳ của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ Hilary Clinton, dường như Mỹ cũng lỏng hơn ảnh hưởng của mình đối với các đồng minh châu Á, vì chính bản thân Mỹ cũng có mối quan hệ khá đặc thù và đẫm mầu lợi nhuận trong nhiều vấn đề quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ kinh tế chính trị, có thể nhận rõ tư duy chiến lược của Trung Quốc như sau. Trên biển Đông cùng tiến hành song song hai hướng tiến công chủ lực: hướng thứ nhất là ngư thuyền dân sự kết hợp du lịch biển đảo nhằm đánh cướp chủ quyền; hướng thứ hai là lực lượng chấp pháp trên biển như các đội tàu hải giám, ngư chính.
Đứng sau lưng hai lực lượng này là lực lượng hải quân hùng mạnh của Trung Quốc. Hai lực lượng này trong giai đoạn từ cuối năm 2012 đến nay đã có những động thái mạnh mẽ đáng kể trong tranh chấp biển Đông, sự gia tăng các hoạt động diễn tập trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và những cuộc diễn tập với lực lượng quân đội Nga đã đưa các nước trong châu lục vào tình huống nghi ngờ và lúng túng.
Trung thành với luận thuyết “trường kỳ kháng chiến” “chiến tranh nhân dân” Trung Quốc đang từng bước thống trị các vùng nước đang tranh chấp với nhiều chiến thuật phức tạp khác nhau.
Dường như tư duy chiến lược “tàu cá Biển Đông” và “bất chiến tự nhiên thành” với ý đồ kéo dài thời gian tranh chấp, lấy ngư thuyền và chấp pháp trên biển làm lực lượng chủ chốt từng bước lấn chiếm khu vực, với dân số đông, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và lực lượng quân sự hùng hậu, sẵn sàng chiến tranh hoàn toàn không có điểm yếu, các học giả tôn sùng Tôn Tử tin tưởng vào thắng lợi sau một vài thập niên nữa.
Nhưng chính tư duy “ Quần chúng đông đảo, kinh tế cường thịnh, quân sự hùng mạnh” của một siêu cường hiếu chiến có một điểm yếu chết người, Trung Quốc không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh trên biển. Và càng nguy hiểm hơn nếu cuộc chiến tranh trên biển kéo dài.
Cho đến ngày nay, Philippines dường như đang bị Trung Quốc lấn sân dữ dội, có nguy cơ mất đi các bãi cạn và đương nhiên, với sức mạnh quân sự còn hạn chế, Philippines không có hy vọng giành phần thắng trong cuộc chiến biển khơi.
Nhưng trên thực tế, nếu cảnh sát biển Philippines nổ súng bắt kẻ xâm phạm chủ quyền dẫn đến “xung đột ngoài chủ ý”. Chiến thắng đánh chìm tàu Philippines của các chiến hạm Trung Quốc đồng nghĩa với việc nền kinh tế của Trung Quốc cũng chìm xuống biển rất nhanh.
Sự va chạm quân sự sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốc độ cao đến chóng mặt của khu vực châu Á – Thái Bình dương mà ngay cả nền kinh tế Trung Quốc cũng không đủ sức chịu đựng nổi, khu vực Biển Đông sẽ bị đóng cửa để sẵn sàng cho một cuộc chiến dài ngày, các đoàn ngư thuyền, du lịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ của thảm họa chống người Hoa, các đối tác kinh tế của Trung Quốc bao gồm cả Nga sẽ đồng loạt ngoảnh mặt làm ngơ.
Châu Âu sẽ có những quyết định khắc nghiệp với các hợp đồng Trung Quốc và cuối cùng, bộ Tài chính Mỹ với phố Wall sẽ buộc phải vĩnh biệt những giao thương tiền tỷ trên đại lục. Đó thật sự là thảm họa với hệ thống kinh tế - chính trị Trung Quốc hiện nay.
Sự lo lắng hàng đầu của Trung Quốc hiện nay, đó là các nước Đông Nam Á gia tăng sức mạnh quân sự của mình, phát triển các hải đoàn ngư nghiệp có số lượng đông, các tàu đánh cá có lượng giãn nước lớn, có khả năng khai thác biển dài ngày và được sự ủng hộ về mọi mặt của các chính phủ trong khối ASEAN.
Các lực lượng cảnh sát, tuần biển các nước cần thể hiện sự cứng rắn trên Biển Đông và sẵn sàng đáp trả những hành động khiêu khích bằng các biện pháp quân sự. Đây là điều mà Trung Quốc không trông đợi.
Trên các quan điểm về quân sự - chính trị đối ngoại, khác hẳn với Mỹ ở thời điểm này Trung Quốc không mong chờ chiến tranh và cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự, những hành động trong vùng nước Senkaku đã khẳng định một điều, Trung Quốc có thể cố gắng đe dọa sử dụng biện pháp cứng rắn như các tướng lĩnh diều hâu của họ, nhưng cân đối về lợi ích và nguy cơ (người Trung Quốc tự xưng là bậc thầy với lý luận thực dụng), trong giai đoạn từ 4 -5 năm nữa Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh lớn và xung đột vũ trang khu vực mà chỉ có thể sử dụng lực lượng tuần cảnh mạnh với lực lượng ngư dân, du lịch làm chủ công hòng giành phần thắng.
Tương lai của khu vực Đông Nam Á và những vùng nước thuộc Biển Đông không thể dự đoán trước và hoàn toàn rất xa mới đạt được sự ổn định khu vực. Trung Quốc vấn quyết liệt trong những đòi hỏi vô lý và thậm chí ngang ngược về chủ quyền của mình, mặc dù họ không hề có những căn cứ thuyết phục về vấn đề chủ quyền của mình trong lĩnh vực luật pháp quốc tế về biển. Hoàn toàn không có những bằng chứng lịch sử về kiểm soát những khu vực tranh chấp, họ đã tự dựng lên, tự tuyên truyền và cho đến bây giờ, nó dường như đã thành một mớ rối rắm trong suy nghĩ của cộng đồng quốc tế chung và hằn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc nói riêng. Mặc dù vậy, bất chấp những khoảng ám muội trong yêu cầu của mình, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các tư duy chiến thuật và đưa ra những thách thức mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và Mỹ.
* Tác giả Marvin Ott là một chính trị gia và nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc tế Woodrow Wilson - Mỹ. Ngoài ra, ông là phó giáo sư danh dự được mời nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Johns Hopkins.