Tuy nhiên, vì khả năng chống tiếp cận (A2/AD) tiếp tục nâng cao, sự cân bằng mất mát sẽ chuyển dịch sang hướng có lợi cho Trung Quốc hơn vào năm 2025. Dẫu vậy Trung Quốc vẫn sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn so với Mỹ ở giai đoạn này, theo đánh giá của tập đoàn RAND. Việc bên nào sẽ giành chiến thắng có thể khó nắm bắt vì xung đột có thể biến thành đổ máu vô ích.
“Vì lợi thế quân sự đang giảm dần, Mỹ sẽ bớt tự tin là cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ phù hợp với kế hoạch của mình”, báo cáo mới đây của David C. Gompert, Astrid Cevallos và Cristina L. Garafola cho hay. “Khả năng quân sự của Trung Quốc được cải thiện, đặc biệt ở khu vực chống tiếp cận có nghĩa là Mỹ không thể tin vào việc đạt được sự kiểm soát vận hành, phá hủy hệ thống phòng thủ của Trung Quốc và giành được chiến thắng quyết định nếu chiến tranh bùng nổ”.
Một cuộc chiến với Trung Quốc- hiện nay và trong tương lai- sẽ có thể là một cuộc chiến trên không và trên biển, nhưng khả năng tấn không gian mạng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, báo cáo cho hay. Nhưng các nhà nghiên cứu tại RAND hi vọng rằng nếu một cuộc chiến nổ ra, nó vẫn sẽ là một cuộc chiến tranh thông thường. “Việc bố trí lực lượng ngày càng rộng và khả năng ngày càng mạnh của mỗi bên trong việc theo dõi và tấn công đối phương có thể biến phần lớn Tây Thái Bình Dương thành khu vực chiến tranh với các hệ quả kinh tế nghiêm trọng”, báo cáo nêu rõ. “Có vẻ như các vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng: thậm chí trong một cuộc xung đột nghiêm trọng, không bên nào coi thiệt hại của mình là đáng kể, tình thế nguy ngập đến mức buộc phải trả đũa hạt nhân bằng cách sử dụng các vũ khí hạt nhân trước”.
Hơn nữa, trong khi nghiên cứu của RAND mặc nhiên cho rằng Mỹ sẽ tấn công mạnh vào đại lục, các nhà nghiên cứu không tin rằng Trung Quốc sẽ tấn công vào đất liền của Mỹ, trừ tấn công tin tặc. “Chúng tôi cũng giả định rằng Trung Quốc sẽ không tấn công vào đất liền của Mỹ, trừ khi thông qua không gian mạng, do khả năng hạn chế với các vũ khí thông thường. Ngược lại, những cuộc tấn công quy ước của Mỹ chống lại các mục tiêu quân sự của Trung Quốc có thể được tăng cường”.
Chiến tranh Trung - Mỹ có thể đi theo nhiều cách thức, bao gồm một cuộc chiến ngắn đẫm máu hoặc một cuộc chiến tranh tàn phá kéo dài. Hơn nữa, công nghệ hiện đại là động lực cho mỗi bên tiến hành những đòn tấn công phủ đầu trước. “Cảm biến, vũ khí dẫn đường, mạng lưới kỹ thuật số và các công nghệ thông tin được sử dụng để nhắm vào lực lượng đối thủ đã được nâng cấp đến mức mà cả hai bên Mỹ, Trung đều nguy hiểm như nhau,” báo cáo viết. “Điều này tạo nên phương tiện cũng như là động lực để tấn công kẻ thù trước khi bị phủ đầu. Đổi lại, điều này khiến hai bên đều hướng đến những cuộc tấn công mạnh ngay từ đầu cuộc chiến, cho dù mỗi bên đều không có khả năng đều kiểm soát và đủ lực để chiến đấu kể cả khi thiệt hại về quân sự và tốn kém về kinh tế".
Trong trường hợp chiến tranh ngắn ngày diễn ra ngay lúc này, Mỹ sẽ bị thiệt hại lớn nhưng thiệt hại của Trung Quốc mới thật thảm khốc. Nếu cả lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều trao quyền cho các tư lệnh quân đội tiến hành những cuộc tấn công dữ dội, một cuộc chiến cực kỳ khốc liệt sẽ nổ ra,” báo cáo cho hay. “Năm 2015, thiệt hại của Mỹ về hải quân và không quân bao gồm các tàu sân bay không hoạt động được và các căn cứ không quân trong khu vực có thể là rất lớn, nhưng thiệt hại của Trung Quốc bao gồm cả hệ thống chống tiếp cận trên đất liền sẽ thảm khốc hơn nhiều so với Mỹ. Trong những ngày này, với cả hai bên, khoảng cách giai đoạn đầu về thiệt hại sẽ có lợi cho Mỹ và sẽ tiếp tục tăng lên nếu chiến tranh tiếp diễn”.
Tuy nhiên đến năm 2025, năng lực quân sự của Mỹ sẽ được nâng cao đến mức nước này sẽ không còn phải chịu đựng nhiều tổn thất như trước nữa. “Cho dù đến năm 2025, thiệt hại của Mỹ sẽ tăng lên vì hệ thống chống tiếp cận của Trung Quốc đã được nâng cấp. Đổi lại, điều này sẽ hạn chế thiệt hại của Trung Quốc cho dù nó vẫn lớn hơn thiệt hại của Mỹ. Tuy nhiên cũng chưa rõ liệu chiến tranh tiếp diễn sẽ dẫn đến chiến thắng cho bên nào”, báo cáo viết.
Một cuộc chiến dài hơn sẽ tàn phá nhiều hơn và có thể khiến quân đội cả hai nước rơi vào tình trạng hỗn độn. “Vì năm 2015, chiến tranh khốc liệt càng kéo dài, kết quả càng tệ hơn cho Trung Quốc,” báo cáo khẳng định. “Tuy nhiên đến năm 2025, các kết quả không rõ ràng về một cuộc chiến tranh sớm có thể thúc đẩy cả hai bên chiến đấu bất chấp những thiệt hại nặng nề. Cho dù triển vọng cho chiến thắng của Mỹ lúc đó có thể tệ hơn vào thời điểm hiện nay, điều này sẽ không nhất thiết nghĩa là Trung Quốc sẽ chiến thắng”, Rand dự báo.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì một cuộc chiến sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế khổng lồ cho cả hai bên. Quả thực, nó có thể làm suy yếu khả năng quân sự của cả hai bên ở mức chưa từng có, khiến cả hai bên đều dễ bị tổn thương trước những đe dọa. “Khả năng chưa từng có của quân đội Mỹ và Trung Quốc nhằm tiêu diệt đối thủ theo cách thông thường, có thể làm suy yếu năng lực quân đội chỉ trong vài tháng”, báo cáo cho hay. “Sau đó, mỗi bên có thể bổ sung và nâng cao lực lượng quân đội trong cuộc đua công nghiệp – công nghệ- nhân lực, kết quả của nó sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố, chỉ có thể nói rằng chi phí sẽ tiếp tục tăng cao”.
Nghiên cứu của RAND cũng đưa ra một vài khuyến nghị để giảm thiểu khả năng chiến tranh.
- Các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều nên có các sự lựa chọn quân sự khác ngoài những cuộc tấn công ngay lập tức để tiêu diệt lực lượng đối phương.
- Lãnh đạo Mỹ nên có phương tiện để trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và kiềm chế xung đột trước khi vượt khỏi tầm tay.
- Mỹ nên phòng ngừa việc tự động thực hiện các cuộc tấn công ngay lập tức hệ thống chống tiếp cận của Trung Quốc và có kế hoạch và phương tiện để ngăn chặn tình trạng chiến tranh trở nên nghiêm trọng hơn. Thiết lập các “chế độ an toàn” sẽ bảo đảm cho sự chấp thuận chính trị đối với hoạt động quân sự.
- Mỹ nên giảm hiệu quả của hệ thống chống tiếp cận Trung Quốc bằng cách đầu tư nhiều hơn vào nền tảng lực lượng có khả năng sống sót cao hơn như tàu ngầm và lực lượng chống chiến lược chống tiếp cận A2/AD như lĩnh vực tên lửa.
- Mỹ nên tiến hành kế hoạch đối phó với các tình huống bất ngờ cùng các đồng minh chủ chốt, đặc biệt là Nhật Bản.
- Mỹ nên bảo đảm rằng người Trung Quốc nhận thức được hậu quả khốc liệt kể cả nếu cuộc chiến không bị thiệt hại về quân sự.
- Mỹ nên tăng cường khả năng duy trì hoạt động quân sự cường độ cao một cách bền vững.
- Các lãnh đạo Mỹ nên mở rộng các lựa chọn nhằm không cho Trung Quốc tiếp cận, sử dụng các phương tiện và công nghệ chiến tranh nguy hiểm trong trường hợp có chiến tranh.
- Mỹ có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự gián đoạn của các sản phẩm quan trọng từ Trung Quốc.
- Thêm vào đó, quân đội Mỹ nên đầu tư vào hệ thống chống tiếp cận A2/AD trên mặt đất, khuyến khích và cho phép các đối tác Đông Á nâng cao năng lực quốc phòng và cải thiện khả năng hợp tác với các đối tác (đặc biệt là Nhật Bản), và đóng góp vào việc mở rộng và làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu và hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản nhằm giảm nguy hiểm của việc ngộ nhận và tính toán sai lầm.
Cuối cùng, chiến tranh không phải là vì lợi ích của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Thật không may, sự gia tăng năng lực quân sự của mỗi bên thường gây ra sự mất an ninh với bên kia, một phần của bẫy Thucydides. Nhưng như học giả Havard nổi tiếng Graham Allison đã viết rằng Bẫy Thucydides không phải là không thể tránh khỏi. “Nguy hiểm đi liền với Bẫy Thucydides là sự kiện như bình thường sẽ không được mong đợi mà chính những sự kiện bất thường lại có thể kích động một cuộc xung đột quy mô lớn. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thay thế nước đang thống trị, các cuộc khủng hoảng cơ bản - ngược lại sẽ được duy trì giống như vụ ám sát Thái tử đế quốc Áo – Hung năm 1914- có thể khởi đầu cho một loạt các phản ứng tạo ra các hệ quả mà không bên nào mong đợi. Tuy nhiên, chiến tranh không phải là không thể tránh né được,” Allison viết.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu