Trung Quốc phóng tên lửa “đánh chìm” tàu sân bay Mỹ ở...Gobi

Có thể lực lượng tên lửa Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" trong một vụ thử nghiệm được tiến hành tại sa mạc Gobi. Không rõ vô tình hay cố ý, bức ảnh vệ tinh công bố lạiđược cung cấp bởi Google Earth.
Theo hình ảnh vệ tinh, tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã đánh chìm tàu sân bay
Theo hình ảnh vệ tinh, tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã đánh chìm tàu sân bay

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã "đánh chìm" thành công tàu sân bay Mỹ, và không rõ vô tình hay cố ý đã công bố bức ảnh vệ tinh được cung cấp bởi Google Earth, mặc dù cuộc tấn công là một trò chơi – một cuộc diễn tập chiến tranh, tàu sân bay được xây dựng mô phỏng market cơ sở và bị đánh chìm trên vùng đất hoang vu khô cằn ở phía tây xa xôi của Trung Quốc.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai miệng hố lớn trên một sân (có thể là bê tông) hình chữ nhật nền trắng dài 200 mét dài trong sa mạc Gobi, sàn sân này có thể được sử dụng để mô phỏng boong sàn của một tàu sân bay. Những hình ảnh đầu tiên được đăng trên SAORBATS, một diễn đàn trên Internet có trụ sở tại Argentina. Các nhà phân tích quân sự tin rằng 2 miệng hố lớn kia có thể đã hình thành bởi vụ nổ đầu đạn DF-21D tên lửa chống tàu của Trung Quốc, mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay."

Tên lửa đạn đạo DF-21D và sơ đồ tấn công mục tiêu - tàu sân bay

Trong khi tuyên bố tên lửa có khả năng đánh trúng tàu sân bay trên khoảng cách đến 2.000 km, tờ báo lá cải khuỳnh hướng dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc Hoàn Cầu (Global Times) nói: Đó là vũ khí được thiết kế với mục đích duy nhất là tự vệ; DF-21D sẽ không bao giờ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ vì tầm bắn của tên lửa thậm chí không thể vươn tới Hawaii, tờ báo viết. Mặc dù tác giả nhận thức đầy đủ rằng Mỹ đã triển khai lực lượng hải quân ở Tây Thái Bình Dương.

Nhấn mạnh điểm này, Global Times đã trích dẫn một dòng từ học thuyết an ninh quốc phòng của Trung Quốc trước khi quốc gia này mua tàu sân bay - cụ thể có thể hiểu: tàu sân bay là vũ khí tấn công trong khi các tên lửa chống tàu là vũ khí phòng thủ. "Nó có thể được sử dụng như một cây gậy đánh chó khi con chó xâm nhập vào sân sau nhà chúng tôi, nhưng nó không bao giờ có thể được sử dụng để tấn công ngôi nhà, từ nơi con chó đến," bình luận trên tờ báo viết.

Quá nhiều, quá nguy hiểm

Trong cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Đại chiến thế giới thứ II ở Bắc Kinh, PLA đã đưa vào đội hình diễu hành nhiều mẫu vũ khí mới, chưa từng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo cổng thông tin quân sự Jane’s.

Trên quảng trường Thiên An Môn, tham gia diễu hành là các tổ hợp máy bay không người lái tấn công chủ lực và các hệ thống tên lửa đạn đạo DF-5 và DF-31 với những đầu đạn mới, các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất như DF-10.

Tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa DF-5

Trung Quốc phóng tên lửa “đánh chìm” tàu sân bay Mỹ ở...Gobi ảnh 4

Tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa DF-5

Các chuyên gia quân sự quan tâm đặc biệt đến tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 – xét theo hình dáng thuôn dài của phần đầu tên lửa, đầu đạn được trang bị hệ thống dẫn đường giai đoạn cuối. Các chuyên gia Trung Quốc gọi nó là "Sát thủ Guam" – ngầm chỉ căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 có tầm bắn lên đến khoảng 12-15 nghìn km, có khả năng mang từ 3 hoặc nhiều hơn các đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh chính thức công khai sự tồn tại loại tên lửa này vào tháng 5.

Một điểm nhấn gây xôn xao dư luận thế giới nữa là sự hiện diện của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, có thể bay với tốc độ từ 10M đến 12 M giai đoạn cuối, có khả năng – theo một số thông tin – có thể nhấn chìm tàu sân bay chỉ với một đầu đạn duy nhất.

Trung Quốc kích động chạy đua vũ trang

Như vậy, cuộc diễu binh hoành tráng trên quảng trường Thiên An Môn lần này, cộng với sự tham gia hàng loạt các lực lượng quân sự nước ngoài, sự xuất hiện của các loại vũ khí, trang bị chiến trang có ý nghĩa phân chia chiến tuyến địa chính trị khá rõ rệt cũng như phần vùng chiến lược của quân đội Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26

Các loại tên lửa đạn đạo như DF-26, DF-21D trên thực tế đã vạch rõ nét vành đai phòng thủ tầm xa 2D/AD của Bắc Kinh với mục đích đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực mà Trung Quốc tự cho rằng mình “có quyền” thống trị.

Vùng tấn công của các loại tên lửa Trung Quốc

Một nhà bình luận quân sự quốc phòng Canada phát biểu với đài VOA rằng phản ứng của Mỹ đối với sự tập trung một khối lượng vũ khí trang bị của Trung Quốc sau cuộc diễu binh biểu dương lực lượng ngày 3.09 tại Bắc Kinh là điều gì đằng sau những đội hình trùng điệp của quân đội PLA trên quảng trường.

Khác với Nga trong cuộc diễu binh tháng 5, người Nga không có mục đích đe dọa mà có ý đồ răn đe khi cho rằng Phương Tây đang xâm nhập vào vùng lợi ích của Moscow.

Với Trung Quốc, quan điểm có thể ngược lại, do lợi ích của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và hệ thống đồng minh đã có từ lâu, biểu dương lực lượng của Trung Quốc có thể được coi như có sự đe dọa dùng vũ lực.

Trò chơi cơ bắp của Bắc Kinh và vấn đề lôi kéo sự ủng hộ nhằm phân chia chiến tuyến có thể kích động cuộc chạy đua vũ trang khu vực, vốn đang nóng lên từng ngày đối với các nước láng giềng của đất nước “thiên triều” hoặc dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí toàn cầu, một mô hình dẫn đến sự mất ổn định chính trị của một số quốc gia hoặc khu vực.

Andrei Chang, giám đốc ban biên tập tạp chí Kanwa Defense Canada Review, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài VOA nhận định rằng trong cuộc diễu hành binh 03.09, Bắc Kinh đã biểu dương lực lượng bằng cả 3 loại vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung và tên lửa đạn đạo liên lục địa, với quỹ đạo xa nhất đạt 12.000 km.

Ông nhận định rằng các lớp tên lửa Đông Phong có tầm tấn công từ 600-5.000 km, tương đương với các tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất được phân loại để loại bỏ và cấm phát triển trong Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết năm 1987 giữa sau đó Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Ngày nay, Mỹ và Nga đều không có các hệ thống tên lửa tầm gần và tầm trung, Anh và Pháp cũng không phát triển các loại vũ khí tương tự. Hiện nay có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Israel, Ấn Độ và Pakistan vẫn sở hữu các hệ thống tên lửa như vậy.

Cuộc diễu binh đầy phô trương và mang tính dọa nạt này sẽ khiến các nước có tranh chấp với Trung Quốc phải có biện pháp đáp trả phi đối xứng. Không thể có được tiềm lực quân sự khổng lồ. Các quốc gia sẽ buộc phải hoặc mua sắm, hoặc phát triển các loại vũ khí nguy hiểm như nhiệt áp, vũ khí cassets – bom chùm, hoặc các loại vũ khí khác có sức hủy diệt cao nhằm đáp trả phi đối xứng trước Trung Quốc.

Ngoài ra, đồng minh và các chính khách Mỹ có thể ép buộc, thúc đẩy chính quyền Mỹ rút bỏ từng phần các điều khoản của hiệp ước INF bằng cách phát triển mạnh các tên lửa tiên tiến đa tầm, có thể phóng từ bất cứ phương tiện mang và trên bất cứ khoảng cách nào, cuộc chạy đua vũ khí toàn cầu sẽ nóng lên một lần nữa, nhưng lần này sẽ không chỉ có hai nước Nga – Mỹ, mà là liên minh do Mỹ đứng đầu với hai lực lượng tách rời nhau nhưng có sức mạnh tương đương Nga và Trung Quốc. Ông kết luận.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN