Trung Quốc hung hăng: Việt - Mỹ có hình thành liên minh quân sự?

Trong chuyến thăm chính thức Hà Nội, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có những động thái làm quan hệ Việt Mỹ ấm hơn. Có chăng khả năng hình thành một liên minh quân sự giữa hai nước? Bài viết của Helen Clark nhận định về khả năng này trên National Interest.
Trung Quốc hung hăng: Việt - Mỹ có hình thành liên minh quân sự?

Mỹ và Việt Nam ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, nhưng đừng mong đợi hai nước hình thành một liên minh lực lượng chống Trung Quốc. Một liên minh nói cho cùng chỉ là một bù nhìn  rơm, nhưng cung cấp một phương thức hữu dụng để có góc nhìn hợp lý mối quan hệ tam giác Mỹ-Việt Nam-Trung Quốc .

Cuối tuần trước tại diễn đàn đối thoại Shangri-La ở Singapore nổi bật lên trọng tâm chính: Biển Đông và những hành động phá hoại luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vùng nước này. Mỹ đã thực sự quan tâm hơn đến vùng nước nóng bỏng này, khi Trung Quốc thực hiện những hành động theo hướng gây lên lo lắng sâu sắc không chỉ các nước láng giềng có đồng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà cả cộng đồng quốc tế.  Biển Đông đã gây sốt trên các trang nhất của mọi tờ báo thế giới cùng với tính bức thiết ngày càng tăng trong quan hệ hữu nghị giữa Washington và Hà Nội.

Câu hỏi là mối quan hệ nào có thể phát triển giữa Mỹ và Việt Nam khiến sự quan tâm của thế giới ngày càng tăng? Tính thời sự trước hết là câu chuyện hấp dẫn về các 'cựu thù' (cụm từ thực tế là gần như “quen thuộc” khi nói về Việt Nam và Mỹ) đang xích lại gần nhau hơn.

Tôi chỉ có một chút kinh ngạc, vì đã theo dõi câu chuyện đang diễn ra theo cách này hay cách khác từ năm 2006, khi tôi đến Hà Nội trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC và một vài tháng trước khi Việt Nam gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 150.

Phát triển mối quan hệ với Mỹ, sau đó là những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, là bánh mì và bơ của bất kỳ nhà báo nào ở Việt Nam. Dù cáp internet bị cắt hoặc ngư dân trên biển bị tấn công-đe dọa, sẽ có những nhóm nhỏ với cam kết kiềm chế của người tham gia biểu tình phản đối, tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm vào sáng chủ nhật tại trung tâm thành phố, dương cao biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động khiêu khích. Điều đó cũng có nghĩa là tôi, một phóng viên tự do, sẽ bài viết để có thể trả tiền thuê nhà.

Báo chí thường đưa những tin tức về biển Đồng trên các trang nước ngoài, tập trung hơn vào các cuộc biểu tình phản kháng hòa bình và những phát biểu, tuyên bố giữa Bắc Kinh và Hà Nội nhiều hơn việc phổ cập sự hiểu biết rộng hơn về vị thế của Biển Đông trên thế giới hoặc tại sao những xung đột, mâu thuẫn trên vùng nước này có thể làm thay đổi khu vực. Hiện nay, khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay, những hành động đó lôi cuốn sự quan tâm mạnh mẽ của tất cả mọi người.

Một điểm đặc trưng của những bài báo  từ Việt Nam trong thời kỳ này là vấn đề  quan hệ Việt - Mỹ. Ngay cả hoạt động tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ John McCain cũng có những ảnh hưởng từ Việt Nam, một trong những người canh giữ cũ của McCain tuyên bố rằng sẽ bỏ phiếu cho thượng nghị sĩ. Tôi có cuộc nói chuyện với những chàng trai trẻ ở quán Bar, thường uống cocktail B-52,  cho rằng sự 'bùng nổ' kinh tế ở Việt Nam, (chúng tôi thích sử dụng thuật ngữ này nhất), được hỗ trợ rất lớn từ hiệp định thương mại Việt – Mỹ năm 2001, mà thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã nỗ lực thúc đẩy.

Hiện nay, Mỹ luôn luôn đặt sự quan tâm đến quyền con người, trong khuôn khổ thông thường được nhắc đến là “tự do ngôn luận”. Đây vẫn là rào cản cho sự phát triển các quan hệ (mặc dù nếu muốn, Việt Nam có thể cho phép có một vài bất đồng chính kiến hơn như các bước nhượng bộ trong đàm phán không gây nguy hiểm, cả hai quốc gia có thể giả vờ rất thoải mái, nhưng Trung Quốc sẽ không hài lòng), cũng như lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam mà John McCain muốn dỡ bỏ. Dù sao, một số các loại vũ khí phi sát thương đã được bán cho Việt Nam như một tiền đề.

Năm ngoái, khi Trung Quốc tiến hành một hành động khiêu khích cực đoan, hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng EEZ Việt Nam và gây ra các cuộc biểu tình dữ dội dẫn đến bạo động bên ngoài các nhà máy (Đài Loan) dẫn đến chết người, những dự đoán đã có cơ hội bùng phát: hình thành hay không một liên minh giữa hai "cựu thù" có hiệu quả, hoặc thậm chí có thể?

Ngày 01.06.2015 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong chuyến thăm Hà Nội đã ký Tuyên bố chung Tầm nhìn Quan hệ Quốc phòng, Mỹ và Việt Nam đều kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng quan hệ quân sự, đặc biệt là định hướng quy định mua sắm của Mỹ vốn rất phức tạp. Bản tuyên bố hoàn toàn không ràng buộc và nằm ngoài những quan hệ như với một cựu thù và quốc gia, đang có bất hòa với Trung Quốc, điều này cũng khiến Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.

Bản tuyên bố Tầm nhìn Quan hệ quốc phòng thuần túy mang tính tượng trưng. Trong cuộc họp báo chung Bộ trưởng Carter phát biểu trước báo giới: Ông và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã thảo luận các biện pháp ngăn chặn thay đổi hiện trạng và quân sự hóa Biển Đông. Ông Carter cam kết viện trợ 18 triệu USD giúp Việt Nam mua một số tàu tuần tra nhỏ của Mỹ và thiết lập chương trình  huấn luyện binh sĩ Việt Nam cho Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Thượng nghị sĩ John McCain muốn một chiến lược mạnh mẽ hơn khi phát biểu trong chuyến thăm của ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, "Chúng ta sẽ không tìm kiếm một cuộc xung đột với Trung Quốc, nhưng chúng ta có thể có biện pháp ngăn chặn Trung Quốc không tiếp tục các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo" .

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Nhà Trắng vào cuối năm nay (theo lời mời của Washington, mặc dù chuyến thăm được vận động theo nhiều hướng khác nhau từ Hà Nội), Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã viếng thăm Bắc Kinh hồi tháng Tư.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam thực hiện các hoạt động ngoại giao dồn dập nhằm kết tình hữu nghị với nhiều quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Nga, và cả Australia. Ngoài ra, Việt Nam còn trở thành đối tác chiến lược mới của  Philippines. Hà Nội tiếp tục gắn kết chặt chẽ với các nước ASEAN, dù  tổ chức này vẫn chưa có được một sự đoàn kết thống nhất đầy đủ khi nói đến vấn đề Biển Đông.

Dường như Hà Nội có một kế hoạch khá chi tiết cho công tác đối ngoại chính trị - quân sự của mình. Các hoạt động xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị đang diễn ra liên tiếp từ Nga, Nhật Bản, Philiphines, ASEAN sang Ấn Độ…và đi tới tận châu Âu và Bắc Mỹ. Sẽ thú vị hơn nếu độc giả vẽ trên bản đồ thế giới những hoạt động đối ngoại của Hà Nội, chúng ta sẽ có được một vòng cung hợp tác, thể hiện rõ nét tư duy chiến lược trong cách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đối với tình hình Biển Đông.

Trong khi hành động của Trung Quốc đang khiến cho hai nước xích lại gần nhau hơn, khả năng của một liên minh Việt-Mỹ sẽ bị ngăn cản bởi những thành viên cứng rắn của hệ thống chính trị trong nước, lo lắng về sự liên kết như một diễn biến hòa bình để áp đặt sự minh bạch cũng như tính dân chủ toàn diện.

 Nhưng để thực sự hiểu được những giới hạn để hợp tác Mỹ-Việt Nam, cần thấy được điều này: nhiều người ở Úc đồng thuận với ý kiến cho rằng Úc không thể hy vọng ở liên minh quân sự chặt chẽ với Mỹ cũng như mối quan hệ thương mại tốt với Trung Quốc. 

Cần thấy rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là quốc gia chung đường biên giới, cùng tham gia tổ chức đối thoại an ninh, gắn kết thông quả tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo đất nước – hai Đảng cộng sản, một liên minh chặt chẽ sẽ là một điều khó khăn cho Việt Nam để quản lý tình hình đối nội kinh tế và đối ngoại chính trị (ngay cả khi lờ đi chính sách chính thức của việc tham gia tổ chức không liên kết ).

Các dân tộc đều tham gia vào sân chơi mạo hiểm đầy rủi ro theo tình huống của riêng mình giữa hai cường quốc. Có những giới hạn để Hà Nội xịch gần đến Washington, nhưng những động thái như vậy có thể làm Bắc Kinh cảm thấy khó chịu và có thể khiến tình hình trở lên ngạt thở hơn ở Biển Đông, đẩy các bên tranh chấp trở về trạng thái đối đầu và gia tăng căng thẳng. Chính vấn đề này buộc Hà Nội và Washington phải có những bước đi chiến thuật khiến Trung Quốc không có cảm giác một liên minh quân sự đang hình thành từ nhiều phía, kích động Bắc Kinh tăng tốc các hành động phiên lưu của mình.

Theo: QPAN