Infographic Trung Quốc “đấu” tàu sân bay với các siêu cường thế nào?

Cuộc diễu hành quân sự hoành tráng của Trung Quốc đã cho thế giới thấy vũ khí, trang thiết bị mới, những thiết giáp hạng nặng sơn màu ngụy trang biển. Những vũ khí này cùng với đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông đang là trọng tâm của kế hoạch triển khai quân sự Mỹ .

Trung Quốc đứng ở vị trí nào so với các cường quốc khác trên thế giới khi nói đến tàu sân bay, một trong những thành tố quan trọng nhất trong chiến lược thống trị không trung và mặt nước đại dương?

Nghiên cứu những bức ảnh và đồ họa dưới đây để có được ý tưởng về sức mạnh hải quân Trung Quốc:

Năng lực và các thông số kỹ chiến thuật tàu Liêu Ninh khá ấn tượng

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, nền tảng căn bản của Liêu Ninh là tàu sân bay duy nhất của Nga. Hai tàu có cùng kích thước và tốc độ, và cả hai đều được trang bị các đường "ski jump" cất cánh máy bay.

Tàu Kuznetsov, như Liêu Ninh, thiếu các máy phóng được sử dụng trên các tàu Mỹ để phóng máy bay nặng hơn, nhưng hàng không mẫu hạm này mang theo vũ khí tấn công.
Láng giềng phía nam Trung Quốc- Ấn Độ sở hữu hai tàu sân bay nhỏ hơn, nhưng đáng tin cậy. Năm 2014, Liêu Ninh trải qua những sự cố bất ngờ về điện khi hoạt động trên biển.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ

Tàu USS Abraham Lincoln, một trong 10 tàu sân bay lớp  Nimitz của Hải quân Mỹ, lớn và mang máy bay nhiều hơn, có máy phóng để khởi động máy bay hạng năng, do đó đường băng phẳng.

Mỹ dẫn đầu thế giới về hạm đội tàu sân bay cho đến nay, và đang phát triển một lớp tàu sân bay mới thậm chí còn lớn hơn để thay thế các tàu đã lão hóa.

Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ

Trong tất cả các nước, Mỹ là nước có nhiều tàu sân bay nhất, hơn tất cả thế giới hợp lại

Để so sánh, bản đồ họa cho thấy kích thước tương đối của các tàu sân bay khắp nơi trên thế giới.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN