Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò

Trước nguy cơ đường lưỡi bò sẽ bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế The Hague, Hà Lan xem là bất hợp pháp, Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò bằng một cuộc hội thảo kín về Biển Đông tại Đài Bắc vào ngày 7-8.10 giữa các học giả Trung Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò
Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò

Tờ Want China Times của Đài Loan ngày 11.10 đưa tin, các học giả Trung Quốc đã sang Đài Loan để tìm cách hợp tác với các học giả đảo này trong việc "giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông". 

Nhóm học giả Trung Quốc đã tham gia một hội thảo kín về Biển Đông tại Đài Bắc vào ngày 7- 8.10 bàn về vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng.

Mưu hợp tác nhằm hợp tác hợp thức hóa đường lưỡi bò

Sáng kiến cùng nhau hợp tác bàn thảo về Biển Đông của các học giả Trung Quốc và Đài Loan được đưa ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra phán quyết đầu tiên của mình trong vụ kiện của Philippines chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong vài tuần tới. 

Phán quyết của tòa án Hague có thể là một đòn giáng mạnh vào yêu sách chủ quyền vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà cả Philippines và Trung Quốc là thành viên đã phê chuẩn.

Hội thảo kín tại Đài Bắc có sự tham dự của một số học giả hai bờ eo biển Đài Loan và một số quốc gia khác nhằm tìm cách hợp tác giữa Bắc Kinh và Đài Bắc để đối phó với phán quyết của Tòa có thể bất lợi cho yêu sách của cả Trung Quốc lẫn Đài Loan ở Biển Đông.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền "lịch sử" phi lý và phi pháp đối với gần như toàn bộ Biển Đông và một số thực thể ở Biển Đông mà họ gọi là đảo. 

Nhưng nếu tòa thấy rằng ngay cả đảo Ba Bình, một thực thể tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp cũng không đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo tự nhiên theo UNCLOS, thì phán quyết của tòa có thể phá vỡ cả yêu sách chủ quyền của cả Đài Bắc lẫn Bắc Kinh. 

Điều này khiến Trung Quốc cùng Đài Loan phải lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò nhằm bảo vệ lập trường lãnh thổ phi lý của chính mình.

Tung tiền mời học giả, mưu dùng tiền đè bẹp công lý

Để kế hoạch bành trướng chiếm trọn biển Đông của mình thành công, Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào, từ việc "giả lơ" không đáp ứngi yêu cầu của Tòa án Hague đến tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép...

Bắc Kinh còn có kế hoạch tung tiền mời các học giả Đài Loan và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác nghiên cứu yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc đã bơm rất nhiều tiền cho đại học Nam Kinh để nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Với quỹ mới được rót, đại học Nam Kinh đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Biển Đông mới. Chu Phong, một giáo sư từ đại học Bắc Kinh được nhắm trao cho vị trí Giám đốc Trung tâm này, Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của tỉnh Hải Nam đã được bổ nhiệm là Phó giám đốc Trung tâm.

Đường lưỡi bò phi lý được hình thành như thế nào

Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc đơn phương đưa ra để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông.

Tấm bản đồ với các ranh giới trên biển đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy tới đảo Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 5.2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Từ đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới khẳng định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với UNCLOS mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.

Thiên Hà - Theo Want China Times, Một thế giới