Trong bài xã luận được đăng trên trang “Nhân dân Nhật báo” có viết, Washington và Moscow đang sử dụng tình huống ở Syria như một căn cứ để tiến hành một cuộc đấu tranh trên trường đối ngoại và trên chiến trường.
"Mỹ và Liên Xô đã từng sử dụng tất cả các hoạt động về đối ngoại, kinh tế và quân sự trên lãnh thổ của nước thứ 3, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm tranh dành ảnh hưởng của nhau trong khu vực. Đây là kịch bản cũ từ thời chiến tranh lạnh” – bài viết nhận định.
"Nhưng chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, mọi người cần hiểu về vấn đề này”
Trung Quốc thông thường ủng hộ Nga, một trong những nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc trong các vấn đề liên quan đễn Syria. Nhưng lần này Bắc Kinh đưa ra những quan ngại về sự can thiệp từ phía bên ngoài vào nội bộ Syria và kêu gọi một giải pháp chính trị.
Tháng 10, Nga đã tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự, tiến hành không kích vào lực lượng khủng bố “nhà nước Hồi giáo”, trong khi đó phương Tây và những phe phái đối lập chống chính quyền ông Assad thì cáo buộc Nga tấn công chủ yếu vào kẻ thù của tổng thống Syria.
Mỹ và lực lượng liên minh đã tiến hành hàng loạt đợt không kích ở Syria vào các trận địa của “nhà nước Hồi giáo” trong khi đó hậu thuẫn cho kẻ thù của ông Assad.
“Nhân dân Nhật báo” kêu gọi tìm kiếm giải pháp chính trị.
"Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn với những ảnh hưởng mạnh mẽ nên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết đạt được một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria," – bài báo viết
Bài xã luận được ký với bút danh “Tiếng nói Trung hoa”, thường được sử dụng để thể hiện quan điểm của Bắc Kinh đối với đối ngoại chính trị.
Trước đó, đặc phái viên cao cấp Liên Hợp Quốc ông Stefan de Mistura cũng kêu gọi một giải pháp hòa bình dành cho Syria, bày tỏ hy vọng rằng Mỹ và Nga sẽ có thể tìm thấy một sự thỏa hiệp với sự tham gia của các quốc gia khác quan tâm đến tình hình Syria.
Ông Mistura đã phát biểu trong một cuộc họp báo: ông có kế hoạch đàm phán với Nga vào thứ ba và sau đó có chuyến công du đến Washington, ông cho rằng sự gia tăng bạo lực đòi hỏi ở Syria, cần có một khởi đầu cho cuộc đối thoại giữa tổng thống Al - Assad và các nhóm đối lập.
Thủ lĩnh nhóm khủng bố "Al-Nusra Front", chi nhánh al-Qaeda tại Syria, kêu gọi quân nổi dậy tăng cường các cuộc tấn công vào những người thuộc tôn giáo thiểu số Alawite của ông Assad, để trả đũa cho những gì mà các chỉ huy khủng bố chiến trường gọi là tấn công bừa bãi vào người Hồi giáo Sunni của Nga.
Trước đó 10/10/2015, trên báo điện tử Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Nga cũng có bài bình luận về sự kiện đang diễn ra ở Syria. Bài báo có đoạn viết: “Những đợt không kích của Nga đang làm phức tạp thêm tình hình ở vùng Trung Đông. Có sự chia rẽ quan điểm giữa các quốc gia trong khu vực này, Ai Cập, Iran và các quốc gia khác hoan nghênh Nga can thiệp vào Syria chống lực lượng khủng bố IS. Nhưng Qatar, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác ở Trung Đông cùng đưa ra tuyên bố kêu gọi Nga ngừng ngay cuộc không kích vào Syria.
Có thể nhận thấy, Mỹ không sẵn sàng cho phép Nga trở thành trung tâm của thế giới và chiếm lĩnh “tiêu chuẩn đạo đức Mỹ” cũng như không muốn liên minh chống khủng bố do Mỹ đừng đầu tan rã. Cùng với những quan niệm này, tương lai của Syria sẽ lại trở thành vòng đấu tiếp theo giữa Mỹ và Nga.