Trợ lý của cựu Tổng thống Bill Clinton lấy phím “W” từ máy tính Nhà Trắng và chuyện của Obama - Trump

VietTimes -- Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barack Obama đã làm một số việc lớn liên quan đến Nga, Trung Đông và Trung Quốc có nhiều mục đích và nguyên nhân, có thể tạo thuận lợi và kiềm chế ông Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và ông Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và ông Donald Trump.

Gây trở ngại cho Donald Trump liên quan đến Nga, Trung Đông và Trung Quốc

Tổng thống Mỹ cách thời điểm rời nhiệm sở chỉ còn 3 tuần, nhưng ông hầu như không hề muốn ra đi một cách lặng lẽ, đã liên tiếp xử lý vài việc lớn. Rất nhiều người phỏng đoán, cho rằng ông Barack Obama đang hành động gây cản trở rất lớn về chiến lược cho ông Donald Trump.

Theo tờ Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 30/12, trong quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống ở Mỹ, tiền lệ gây cản trở cho người kế nhiệm cũng không phải không có, chẳng hạn khi ông George Bush tiếp nhận quyền lực, các trợ lý của ông Bill Clinton đã lấy mất phím "W" trong máy tính ở Nhà Trắng.

Trục xuất

Ngày 29/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, áp dụng một loạt biện pháp đáp trả cứng rắn đối với việc Nga phát động tấn công mạng ác ý nhằm vào Mỹ, can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Những biện pháp này bao gồm trừng phạt các cơ quan tình báo và quan chức Nga, trục xuất các nhân viên tình báo Nga tại Mỹ, đóng cử hai văn phòng của Nga tại Mỹ.

Cùng ngày, ông Barack Obama công bố một sắc lệnh, thực hiện trừng phạt đối với 5 tổ chức bao gồm Tổng cục Tình báo Nga và Cục An ninh Liên bang Nga cùng với 4 quan chức cấp cao của Tổng cục Tình báo Nga.

Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày đã công bố danh sách 35 quan chức ngoại giao Nga bị trừng phạt, trong đó bao gồm các quan chức ngoại giao trong Đại sứ quán Nga tại Washington và lãnh sự quán Nga ở San Francisco. Chính phủ Mỹ yêu cầu họ rời khỏi nước Mỹ trong vòng 72 giờ đồng hồ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Iran Project
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Iran Project

Ngày 30/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kiến nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ. Có thể nói, trước khi rời nhiệm sở, ông Barack Obama đã thể hiện bất mãn với Nga bằng phương thức sử dụng biện pháp ngoại giao tương đối nghiêm trọng, làm cho đối đầu Nga - Mỹ đột ngột nâng cấp.

Lần trước, Mỹ trục xuất các quan chức ngoại giao với quy mô lớn như vậy là vào năm 2001, khi đó đã trục xuất 50 quan chức ngoại giao Nga bị tình nghi làm gián điệp.

Chuyên gia cho rằng trong thời điểm chỉ còn 3 tuần là rời nhiệm sở, ông Barack Obama có hành động quyết liệt như vậy, mục đích chủ yếu là gây trở ngại cho Tổng thống đắc cử Donald Trump, người có ý định cải thiện quan hệ Mỹ - Nga.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tỏ ra kiềm chế và kín tiếng. Ông đưa ra tuyên bố nhấn mạnh, cuộc bầu cử đã kết thúc, Mỹ đã đến lúc đi về phía trước. Vì lợi ích của nước Mỹ và nhân dân Mỹ, tuần tới, ông sẽ gặp gỡ lãnh đạo giới tình báo để tìm hiểu sự thực mới nhất trong các vấn đề có liên quan.

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump đã vài lần kêu gọi cải thiện quan hệ Mỹ - Nga. Ngày 23/12, ông Donald Trump đã công khai một đoạn thư chúc mừng ngày lễ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin viết cho ông, trong thư nhắc tới mong muốn Washington và Moscow có thể cải thiện quan hệ. Ông Donald Trump phản hồi cho rằng bức thư này rất hữu nghị, khen ngợi quan điểm của nó "quá đúng".

Ông Donald Trump sắp nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ảnh: Aurora Sentinel
Ông Donald Trump sắp nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ảnh: Aurora Sentinel

Bỏ phiếu trắng

Ngày 23/12, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị khẩn cấp về vấn đề Trung Đông. Hội nghị đã thông qua nghị quyết với 14 phiếu tán thành, 0 phiếu phản đối và 1 phiếu trắng, phê phán hoạt động các điểm định cư do Israel tiến hành trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, tái khẳng định các điểm định cư đã vi phạm luật pháp quốc tế, yêu cầu Israel chấm dứt tất cả các hoạt động này để cứu vãn phương án giải quyết giữa hai nước.

Từ lâu, Mỹ thường không ngại sử dụng quyền phủ quyết đối với các dự thảo nghị quyết liên quan đến Israel. Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ cần bỏ phiếu phủ quyết đối với dự thảo. Cuối cùng, chính quyền Barack Obama không thực thi đặc quyền này.

Điều này làm cho Israel rất tức giận. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng tất cả các Tổng thống Mỹ sau Jimmy Carter đều tuân thủ cam kết của Mỹ đối với Israel, không tăng thêm điều kiện cho nghị quyết về Israel của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ông Netanyahu cáo buộc chính quyền Barack Obama đã vi phạm cam kết là một hành động chống Israel "đáng xấu hổ".

Khi phát biểu về chính sách Trung Đông ở Bộ Ngoại giao ngày 28/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã biện hộ cho việc Mỹ bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, cho biết Liên hợp quốc đưa ra nghị quyết lên án đối với Israel thiết lập các điểm định cư của người Do Thái ở vùng chiếm đóng Palestine phù hợp với quan niệm giá trị của Mỹ.

Trên Twitter ngày 28/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump viết: "Không thể tiếp tục để Israel bị coi thường và đối xử bất kính như vậy, Mỹ trước đây là bạn tốt của Israel, nhưng đã không còn. Thỏa thuận hạt nhân Iran đáng sợ đã kết thúc tình hữu nghị. Cần nhấn mạnh, Israel, ngày 20/1 sắp đến rồi".

Quan hệ không mấy suôn sẻ giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Barack Obama. Trong hình là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Pinterest
Quan hệ không mấy suôn sẻ giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Barack Obama. Trong hình là Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Pinterest

Điều này hầu như cho thấy, sau khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump sẽ điều chỉnh ủng hộ Israel.

Trên Twitter, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lập tức bày tỏ tán thành, cho biết: "Ông Donald Trump trúng cử Tổng thống, cảm ơn tình hữu nghị nhiệt tình của ngài và sự ủng hộ rõ ràng của ngài đối với Israel!".

Ông Donald Trump trong ngày còn nói về phát biểu "nếu tôi tham gia tranh cử sẽ tiếp tục trúng cử" của ông Barack Obama trước đó, cho rằng phát biểu "mang tính kích động" của ông Barack Obama sẽ chỉ làm cho việc chuyển giao chính quyền trở nên phức tạp, chuyển sao sẽ không thuận lợi!

Đá chạm bóng

Ngày 23/12, ông Barack Obama đã ký Luật trao quyền quốc phòng 2017 (NADD), lần đầu tiên đưa vào chương "Giao lưu quân sự cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan".

Điều này có nghĩa là, trong tương lai, các quan chức "dân sự" từ Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trở lên và các sĩ quan tại ngũ có thể đến Đài Loan giao lưu, phá vỡ quy định sĩ quan tại ngũ và quan chức cấp phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trở lên không thể đến thăm Đài Loan.

Thời Ân Hoằng, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, ông Barack Obama làm như vậy sẽ làm cho vấn đề Đài Loan giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên nhạy cảm và gay gắt hơn, bởi vì trao đổi quân sự Mỹ - Đài là điều rất kiêng kị của Trung Quốc. Mặc dù chưa đến mức vứt bỏ nguyên tắc "một Trung Quốc", nhưng đây là đang "đá chạm bóng".

Ngày 25/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng kiên quyết phản đối nội dung liên quan đến Đài Loan trong Luật trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2017 của Mỹ, đồng thời cho biết Trung Quốc đã tiến hành giao thiệp nghiêm túc với Mỹ.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: guancha
Đầu tháng 12/2016, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiến hành điện đàm, gây tức giận cho Trung Quốc. Ảnh: guancha

Ngoài ra, đầu tháng 12/2016, khi Hạ viện Mỹ tiến hành biểu quyết về Luật trao quyền quốc phòng 2017, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cũng đã tiến hành phản đối mạnh mẽ, cho rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Dương Vũ Quân nói, Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành quan hệ chính thức và quan hệ quân sự dưới bất cứ hình thức nào, phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Đang "đào hố" gây khó cho ong Trump?

Ông Barack Obama đang thực sự "đào hố" gây khó cho ông Donald Trump? Chuyên gia cho rằng, đáp án là "Yes and No", tức là có và không.

Trước hết, trừng phạt đối với Nga không phải hoàn toàn là tạo sự ràng buộc đối với ông Donald Trump. Trước đó, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ cũng từng kêu gọi Chính phủ Mỹ tiến hành các biện pháp trả đũa đối với cáo buộc về hành vi tin tặc của Nga, hình dung hành vi của Nga là "sự kiện Trân Châu Cảng chính trị", ông Barack Obama cũng đang đối mặt với sức ép ở trong nước.

Nhà nghiên cứu Tả Hi Nghênh, Viện nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc gia, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng sự lựa chọn của ông Barack Obama có sự cân nhắc trên nhiều phương diện:
Ở cấp độ trong nước, ông Barack Obama muốn có một sự bàn giao chính trị cho Đảng Dân chủ và những người ủng hộ ông, trấn an những tiếng nói nghi ngờ trong nội bộ Đảng Dân chủ. Ở cấp độ ngoài nước, ông muốn tuyên bố sự kiên trì của mình đối với tư tưởng ngoại giao, tăng cường di sản ngoại giao của mình.

Quan hệ Trung-Mỹ thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Trong hình là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Japan Times
Quan hệ Trung-Mỹ thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Trong hình là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Japan Times

Hơn nữa, trong vấn đề Israel, nguyên nhân thực sự làm cho Mỹ bỏ phiếu trắng là quan hệ Mỹ - Israel luôn tồn tại lục đục trong thời gian cầm quyền của ông Barack Obama.

Sau khi lên nắm quyền, ông Barack Obama luôn tìm cách thông qua "phương án hai nhà nước" để giải quyết cuộc xung đột Palestine - Israel, tức là cho rằng Palestine và Israel là hai quốc gia bình đẳng.

Nhà nghiên cứu Tả Hi Nghênh cho rằng hành vi thông qua biện pháp cứng rắn mở rộng điểm định cư của Israel luôn bị chính quyền Barack Obama phê phán, hai nước cũng tồn tại bất đồng về chính sách đối với Iran. Mỹ bỏ phiếu trắng là sự tiếp nối trong chính sách Israel của chính quyền Barack Obama.

Ngoài ra, Luật trao quyền quốc phòng 2017 (NADD) có khả năng sẽ cung cấp không gian và dư địa "đánh con bài Đài Loan" cho chính quyền Donald Trump, trong tương lai có thể sẽ gây ảnh hưởng nhất định đối với quan hệ Trung - Mỹ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Tả Hi Nghênh cho rằng không nên giải thích quá mức bộ luật này, nguyên nhân có 3 phương diện: Thứ nhất, luật này chỉ là một chương trình thường niên, phần nhiều đã phản ánh mối quan tâm lợi ích của Quốc hội Mỹ, là một điều khoản kèm theo, không có khả năng cưỡng chế.

Thứ hai, luật này được thực hiện như thế nào còn xem sự lựa chọn của cơ quan hành chính. Thứ ba, nội dung luật này mặc dù đã hủy bỏ một số hạn chế, đã đánh vào một số nguyên tắc của quan hệ Trung - Mỹ, nhưng vẫn đang ở trong phạm vi có thể kiểm soát.