Triệt hạ nguồn cấp dầu, Nga đang đánh thẳng vào tử huyệt của IS

Nga chỉ vừa mới thực hiện chiến dịch không kích IS tại Syria hai tuần, nhưng hiện tại người Nga đang đánh thẳng vào tử huyệt của khủng bố IS, đó chính là nguồn lợi kinh tế từ dầu mỏ.
Is từng chiếm được giếng dầu lớn tại Baiji Iraq và thu lợi rất lớn từ nguồn lợi này
Is từng chiếm được giếng dầu lớn tại Baiji Iraq và thu lợi rất lớn từ nguồn lợi này

Hiện nay, tổ chức khủng bố IS thực sự đã chiếm được một vùng lãnh địa rộng lớn, tổ chức này kiểm soát được một số mỏ dầu và nhà máy lọc dầu tại Syria và Iraq khiến chúng kiếm được rất nhiều tiền nhờ buôn bán dầu trên thị trường chợ đen. 

Theo các ước tính của các chuyên gia dầu mỏ, mỗi ngày tổ chức khủng bố IS có thể sản xuất được từ 34.000 đến 40.000 thùng dầu, tức nhóm này kiếm được một khoản thu tới 1,5 triệu USD một ngày.

Với việc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho đời sống, khủng bố IS đã buộc các doanh nghiệp địa phương thậm chí là các nhóm chiến binh đối lập tại Syria buộc phải mua dầu của mình.

"Đó là một tình huống bi hài" một chỉ huy lực lượng nổi dậy Syria nói với tờ Financial Times. Nhóm chiến binh của ông phải mua dầu từ IS dù tổ chức khủng bố này đang là kẻ tấn công địa bàn của ông tại ngoại ô Aleppo.

"Nhưng chúng tôi không còn cách nào khác, chúng tôi là những chiến sĩ cách mạng nên rất túng thiếu. Và ai sẽ là người cung cấp nhiên liệu cho chúng tôi?".

Dầu là một mục tiêu chiến lượ. Kể từ khi tổ chức IS được thành lập và bắt đầu chiếm lãnh thổ Syria và khắp miền Bắc Iraq, tổ chức này chiếm được hai mỏ dầu lớn là al-Jabsah và al-Omar và kiểm soát rất chặt hai mỏ dầu này.

"Họ mang hàng trăm xe tải từ Kirkuk và Mosul đến để sản xuất dầu và xuất khẩu", một người dân địa phương sống gần Kirkuk nói với Financial Times.

Chỉ trong 10 tháng bám trụ tại các mỏ dầu ở Iraq, ước tính tổ chức khủng bố IS đã kiếm được một khoản thu lên tới 450 triệu USD từ dầu mỏ.

Khi việc bán dầu mỏ trên thị trường quốc tế đã bị liên quân ngăn chặn, tổ chức khủng bố IS cũng không mấy lo ngại về vấn đề tài chính. IS vẫn thu được một dòng tài chính đều đặn khi cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất tại địa phương mà nhóm này chiếm đóng hoặc cho lực lượng nổi dậy tại Syria.

"Không có diesel, (IS) biết cuộc sống của chúng tôi sẽ hoàn toàn chấm dứt", một nhà kinh doanh dầu tại Aleppo nói với Financial Times. Với nhu cầu dầu mỏ cực cao ở Aleppo, các thương nhân địa phương phải "xếp hàng" cả tháng để được khủng bố IS bán dầu cho.

"Mọi người ở đây cần diesel: cho nước sinh hoạt, cho nông nghiệp, cho bệnh viện và các văn phòng", một doanh nhân Syria nói với Financial Times.

Tình báo phương Tây và Mỹ hoàn toàn biết được sự cần thiết của dầu mỏ đến sự "sống còn" của tổ chức khủng bố IS là như thế nào, nhưng dường như Mỹ và các nước đồng minh gần như "quên mất" điểm yếu này.

Từ tháng 8.2014 phương Tây đã thực hiện 10.600 cuộc không kích vào khủng bố IS, tuy nhiên chỉ có 200 cuộc không kích nhắm vào mục tiêu là các cơ sở dầu mỏ của IS.

Cuộc không kích khủng bố IS của Nga tại Syria gần đây, cho thấy người Nga đang đánh thẳng vào tử huyệt của khủng bố IS, khi mà theo Đại sứ Syria tại Nga cho biết các cuộc không kích của Nga đã xóa sổ tới 40% cơ sở hạ tầng của IS tại nước này.

Thiên Hà - Theo Financial Times và Sputnik News, Một thế giới