Tổng thư ký NATO đề nghị đề ra chiến lược mới để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm ngoái, Tổng thống Pháp Macron từng phê phán NATO đã “chết não”, nay Tổng thư ký tổ chức này đã đề xuất xây dựng chiến lược mới và xác định mối đe dọa chiến tranh của Trung Quốc đối với các khu vực khác trên thế giới.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố cần xây dựng lại chiến lược để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc (Ảnh: Deutsche Welle).
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố cần xây dựng lại chiến lược để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc (Ảnh: Deutsche Welle).

Hôm thứ Tư (7/10), Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng để đối phó với sự phát triển công nghệ, chủ nghĩa khủng bố và sự trỗi dậy của Trung Quốc, NATO cần định ra chiến lược mới, bao gồm khởi động lại đối thoại với Nga và quay lại tập trung chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo...để thay thế kế hoạch đã đưa ra hàng thập kỷ trước.

Năm ngoái, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công khai chế giễu "cái chết não" của NATO và yêu cầu xây dựng chiến lược mới, bao gồm đổi mới đối thoại với Nga, quốc gia đã bị đình chỉ hợp tác với NATO hồi 2014 sau khi sáp nhập Crimea, và quay trở lại chống khủng bố Hồi giáo.

Nhận xét của ông Macron đã truyền cảm hứng cho quá trình xem xét lại trong NATO. Tổng thư ký Jens Stoltenberg hôm thứ Tư (7/10) nói tại tại cuộc họp an ninh GLOBSEC tổ chức ở thủ đô Bratislava (Slovakia) rằng, là một phần của quá trình xem xét, NATO sẽ điều chỉnh khái niệm chiến lược và xác định lại những mối đe dọa phải đối mặt và các biện pháp đối phó có thể xảy ra.

Ông nói: “Vì thế giới cơ bản đã thay đổi hoàn toàn, nên đã đến lúc phát triển một khái niệm chiến lược mới cho NATO”. Ông gọi kế hoạch mới này là “NATO 2030”.

Cho đến nay NATO đã được thành lập hơn 70 năm. Tại Hội nghị thượng đỉnh London năm ngoái, các nhà lãnh đạo NATO lần đầu tiên chính thức thừa nhận “những thách thức” do Trung Quốc gây ra. Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cán cân quyền lực toàn cầu đã có những thay đổi cơ bản. Ông cho rằng, dù trọng tâm của NATO vẫn là châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng không thể bỏ qua sự phát triển quân sự và sự tự tin về địa chính trị của Bắc Kinh.

Stoltenberg cũng đề cập rằng các hành động khủng bố bất ổn và bạo lực hơn đã xảy ra ở phía nam NATO, Trung Đông và khu vực Bắc Phi.

Dù rất hùng mạnh nhưng NATO cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 (Ảnh: Reuters).
Dù rất hùng mạnh nhưng NATO cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 (Ảnh: Reuters).

Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính kiên trì ở các xã hội khác nhau trong NATO. Ông Stoltenberg phát biểu tại Hội nghị An ninh GLOBSEC: "Nếu xã hội của chúng ta mong manh thì quân đội của chúng ta không thể mạnh ... Vì vậy, tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta là phải có một xã hội mạnh; tức là gặp phải bất kể sự kiện nào cũng có thể chịu đựng, chống chọi, thích nghi và đánh trả”.

Ông rõ ràng đề cập đến tác động chưa từng có của đại dịch COVID-19 đối với các nước thành viên NATO.

Sau khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine vào năm 2014, NATO đã luôn tìm kiếm nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao khả năng của các quốc gia thành viên trong cuộc chiến kiểu hỗn hợp ở Ukraine, bao gồm lực lượng không chính quy, tấn công mạng và tin tức giả. Tổng thư ký NATO cũng một lần nữa kêu gọi 30 quốc gia thành viên cùng xây dựng các quy chuẩn an ninh để đối phó với những “công nghệ có tính phá hoại” đối với Big Data, thông tin mạng, công nghệ giám sát.

(Theo Deutsche Welle)