Thêm Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh bị chỉ trích vì ngoại giao “Chiến lang”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – "Đối thoại An ninh Bộ tứ" (QUAD) bị Bắc Kinh coi là lực lượng chính của "mạng lưới chống Trung Quốc". Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh mới đây đã bị chỉ trích vì đe dọa nước này không được tham gia QUAD.
Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Lý Cực Minh bị chỉ trích vì đe dọa nước chủ nhà (Ảnh: bd.china-embassy).
Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Lý Cực Minh bị chỉ trích vì đe dọa nước chủ nhà (Ảnh: bd.china-embassy).

Theo Newtalk ngày 12/5, ông Đại sứ Trung Quốc Lý Cực Minh (Li Jiming) ngày 10/5 đã công khai cảnh báo: Nếu Bangladesh chọn đứng chung với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, mối quan hệ giữa hai bên Trung Quốc và Bangladesh sẽ bị "thiệt hại nghiêm trọng". Trước hành vi ngoại giao kiểu “Chiến lang” (sói chiến) này của Đại sứ Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K. Abdul Momen vào ngày hôm sau (11/5) đã tuyên bố mạnh mẽ: “Bangladesh là một quốc gia độc lập và chính sách đối ngoại do chúng tôi tự quyết định”.

Ông Momen nói với giới truyền thông: "Chúng tôi là một quốc gia độc lập có chủ quyền, tự quyết định chính sách đối ngoại của mình. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể kiên trì lập trường của mình, nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra quyết định của mình sau khi cân nhắc lợi ích của nhân dân và đất nước". Ông cũng chế nhạo Trung Quốc, quốc gia luôn giương cao chiêu bài “không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác”, nói rằng cách hành xử này là “rất không bình thường”.

Ngoại trưởng Bangladesh A.K. Abdul Momen (Ảnh: Newtalk).

Ngoại trưởng Bangladesh A.K. Abdul Momen (Ảnh: Newtalk).

Ngoại trưởng Momen cũng nói: “Không có quốc gia thành viên nào của QUAD tiếp xúc với Bangladesh về việc gia nhập tổ chức này, sự đe dọa của Trung Quốc là nói không thành có”. Ông bày tỏ hành động này của Trung Quốc là can dự vào công việc của Bangladesh. “Tôi không biết tại sao đại sứ Trung Quốc lại làm như thế”.

Theo phân tích của Nikkei Asia, thông điệp của Lý Cực Minh muốn nhắn gửi chính xác là quan điểm của Bắc Kinhưng: "QUAD" là liên minh nhằm vào Trung Quốc. Ông ta thậm chí còn tuyên bố rằng đây chính là lý do tại sao Nhật Bản chọn tham gia "QUAD". Ông ta cũng tuyên bố tại một sự kiện do Hiệp hội Phóng viên Ngoại giao Bangladesh (DCAB) tổ chức rằng: "Chúng tôi không muốn Bangladesh tham gia vào liên minh này dưới bất cứ hình thức nào". Tuy nhiên, "Nikkei Asia" cũng cho biết ngoài vấn đề "QUAD", thái độ của Lý Cực Minh đối với Bangladesh vẫn tỏ ra thân thiện, bởi ông đã tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Bangladesh trong việc chống lại dịch COVID-19, bao gồm cung cấp bình oxy và các vật tư y tế khác, viện trợ tài chính để xây dựng sông Teesta. Bangladesh đã nhận 500.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 do Bắc Kinh tài trợ, sau đó đang đàm phán mua thêm hàng chục triệu liều.

Hội nghị thượng đỉnh các nước Qcshoom 12/3/2021 (Ảnh: Kyodo).

Hội nghị thượng đỉnh các nước Qcshoom 12/3/2021 (Ảnh: Kyodo).

Đây là lần thứ hai chính sách ngoại giao “Chiến lang” của Trung Quốc bị lên án trong thời gian gần đây. Bộ Ngoại giao Philippines ngày 3/5 tuyên bố rằng chính phủ Philippines đã phản đối việc các tàu Hải cảnh Trung Quốc theo dõi, ngăn chặn và có các hành động nguy hiểm khác đối với các tàu tuần duyên Philippines. Cùng ngày, Ngoại trưởng Losin đã đăng một bản tweet trên Twitter, một lần nữa yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi. Ông thậm chí còn nói một cách chế giễu, "Làm sao tôi có thể giao tiếp lịch sự với bạn bè của mình được", sau đó là "Hãy cút mẹ các ông đi. Losin còn viết: "Các ông (Trung Quốc) đã làm gì với tình bạn của chúng tôi? Các ông giống như một ả ngốc xấu xí, áp đặt sự chú ý của mình lên một anh chàng đẹp trai muốn kết thân".

Tuy nhiên, những nhận xét quá khích của Losin chỉ kéo dài một ngày, ông đã xóa bài đăng vào ngày 4/5 và xin lỗi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vì ngôn từ khó nghe của mình. Tuy nhiên, Losin cũng nhấn mạnh rằng ông "sẽ chỉ xin lỗi một mình Vương Nghị và sẽ không xin lỗi người khác". Losin cho rằng Trung Quốc đã giám sát tàu tuần duyên Philippines gần Bajo de Masinloc (tức bãi Scaborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham), thậm chí còn có những hành động nguy hiểm như chặn tàu nên khiến ông mất kiểm soát một lúc do giận dữ. Tuy nhiên, tình hình ở Philippines có một chút khác biệt, bởi tổng thống của họ, ông Rodrigo Duterte, luôn được coi là một ông lớn "thân Trung Quốc".

Tàu dân quân biển Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Đầu gây nên sóng gió ngoại giao giữa Trung Quốc với Philippines (Ảnh: AP).

Tàu dân quân biển Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Đầu gây nên sóng gió ngoại giao giữa Trung Quốc với Philippines (Ảnh: AP).

Ngày 5/5, ông Duterte nói Trung Quốc là "ân nhân" của Philippines trong một đoạn video, đồng thời chỉ trích dư luận yêu cầu ông "có thái độ cứng rắn với Trung Quốc". Ông đã công khai tuyên bố với người dân cả nước rằng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay về tranh chấp Biển Đông cách đây vài năm “là một tờ giấy lộn nên vứt vào thùng rác”. Ông Duterte nói: "Tôi đã kiểm tra và cơ bản không có gì xảy ra cả. Nếu bạn sử dụng cách nói đường phố, đây là một ‘mảnh giấy vụn của con chó cái’”. Tờ Newsweek nhấn mạnh rằng ông Duterte mới 8 tháng trước đã ủng hộ việc phân xử Biển Đông tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, giờ đây lại quay ngoắt, thậm chí còn chống lại chính các thành viên trong nội các của mình. Tuy nhiên, ông Duterte cũng vì điều này mà bị những người dân chống Trung Quốc phê phán.

Một ví dụ khác về lối ngoại giao kiểu Chiến lang là ở Estonia. Tờ báo lớn nhất ở Estonia, “Tin Buổi chiều”, hôm 15/4 đã từng đăng toàn trang bài tuyên truyền về Tân Cương của Bắc Kinh; nhưng ông Shimutov, Tổng biên tập của tờ báo, ngay sau đó đã xin lỗi, thừa nhận việc đăng bài báo tuyên truyền là "một sai lầm" vì nó đã vi phạm các giá trị của tờ báo. Bài báo được coi là “Tuyên truyền đối ngoại vĩ đại của Trung Quốc” này do Lý Siêu (Li Chao), Đại sứ Trung Quốc tại Estonia viết, phê phán những lời chỉ trích về các trại tập trung, diệt chủng, cưỡng bức lao động v.v. cơ bản là sai sự thật và không phù hợp với tình hình thực tế ở Tân Cương. Ngoài “Tin Buổi chiều”, những tình huống tương tự đã xảy ra với các tờ "Nhật báo Estonia""Bưu báo"...không phải vì xin lỗi đã đăng bài tuyên truyền của nước ngoài, mà là thẳng thừng từ chối bài viết của Bắc Kinh.