Tại sao châu Âu vẫn chưa quyết định có cứu Hy Lạp hay không?

Hiện nay, châu Âu đang phải đối mặt trong việc giải quyết nhiều vấn đề, như người nhập cư đổ vào từ phía bắc châu Phi; Ukraine đang trên bờ vực phá sản... cho nên châu Âu vẫn chưa quyết định có cứu Hy Lạp hay không.
Tại sao châu Âu vẫn chưa quyết định có cứu Hy Lạp hay không?

Sau khi người dân Hy Lạp bỏ phiếu từ chối cho một cuộc giải cứu tài chính được đưa ra bởi các chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5.7, giờ đây, châu Âu vẫn chưa quyết định có cứu Hy Lạp hay không?

Hy Lạp sẽ phá sản nếu như không có tiền đổ vào sớm. Thêm vào đó, một điều gần như chắc chắn đó là quốc gia này sẽ phải từ bỏ đồng euro. Hiện có rất nhiều điều nan giải chưa được làm rõ, đặc biệt về phía châu Âu.

Tại sao để đi tới một thỏa thuận giữa hai bên lại khó như vậy? Và tại sao các nhà lãnh đạo châu Âu lại không tạo điều kiện cho Hy Lạp để giải quyết số nợ công lớn này?

Thật không may, vấn đề dường như không đơn giản. Có những cuộc tranh luận mạnh mẽ đang kéo các nhà lãnh đạo châu Âu đi theo cả hai hướng.

Tương lai đồng euro

Đồng euro được phát hành lần đầu tiên vào năm 1999. Mục đích ra đời của đồng tiền chung này là để giúp cho các nước trong khu vực kinh doanh thương mại dễ dàng hơn, và giúp người tiêu dùng có được một thỏa thuận tốt hơn bằng cách cho phép họ so sánh giá cả. Và đồng euro đã trở thành biểu tượng đặc trưng  nhất của sự hội nhập châu Âu.

Tuy nhiên, không giống như những liên minh tiền tệ lớn khác, khu vực đồng euro không đi sâu vào quyền lực chính trị hay hình thành nên một ngân sách liên bang lớn để có thể được sử dụng giúp đỡ các thành viên nghèo hơn. 

Và dĩ nhiên, người dân trong khu vực không đồng ý với điều đó. Thay vào đó, 11 chính phủ trong khu vực phát động đồng euro đã đồng ý với các quy tắc đó. Tuy nhiên, nếu dựa vào việc hình thành nên một ngân sách này thì các nước sẽ đổ xô vào vay mượn một cách không có tổ chức. Và đặc biệt, sự ổn định tiền tệ trong khu vực sẽ không được đảm bảo.

Kể từ đó, trong các cuốn sách ghi rõ về các luật lệ trong khu vực đã tuyên bố rằng các ngân hàng trong khu vực phải được quy định nghiêm ngặt trong vấn đề cho vay và trợ giúp và các chính phủ mà gặp rắc rối về tài chính có thể được cứu sống ra sao.

Các nước như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã bị mắc kẹt vào những quy tắc này trong thời gian khủng hoảng. Tuy nhiên, nền kinh tế của họ đã phát triển trở lại sau khi họ chấp nhận các chương trình cứu trợ tài chính khắc khổ.

Khác với các quốc gia này, Hy Lạp lại không đồng ý với những các chương trình cứu trợ tài chính hà khắc từ phía chủ nợ. Do đó, vấn đề cải cách kinh tế của quốc gia này càng trở nên khó khăn hơn và Hy Lạp cũng đã thất bại trong việc đàm phán để có được hai gói cứu trợ khổng lồ với tổng giá trị 240 tỷ euros.

Nhận định về vấn đề tại sao châu Âu không cứu Hy Lạp ngay lập tức, Sigmar Gabriel, Bộ trưởng kinh tế của Đức cho rằng: “Việc cứu Hy Lạp sẽ gây mất ổn định lớn cho đồng euro. Đặc biêt, nếu Hy Lạp có thể nhận được cứu trợ, tại sao những nước khác lại không. Nếu nước nào cũng nhận được gói cứu trợ, thì đồng euro sẽ sớm kết thúc?"

Một số nhà phân tích khác cho rằng nếu nới lỏng các điều khoản cho Hy Lạp thì có thể giúp các quốc gia trong khu vực liên minh chặt chẽ hơn.

Giá quá cao để thanh toán

Tuy nhiên, nếu châu Âu vẫn giữ một lập trường cứng nhắc vì lợi ích lâu dài của khu vực, thì một thảm họa kinh tế diễn ra ngay tại Hy Lạp.

Bị cắt giảm bởi tất cả các hỗ trợ tài chính, Hy Lạp sẽ phải in đồng tiền riêng của mình, và lạm phát có khả năng sẽ tăng cao, khiến cuộc sống của hàng triệu người Hy Lạp trở nên khó khăn và gian khổ hơn.

Hiện nay, các quan chức châu Âu đang bàn về cách cung cấp viện trợ nhân đạo, chẳng hạn như các loại thuốc và hàng hóa thiết yếu khác cho Hy Lạp, nhưng nếu Hy lạp không có khả năng nhập khẩu thì những bất ổn xã hội và chính trị có thể leo thang.

Một lý do khác đó là, con đường trở thành thành viên của euro là con đường một chiều. Trên thực tế, vẫn chưa có cuốn sách nào quy định về các điều khoản mà một quốc gia phải rời khỏi khu vực. Vấn đề này cũng là một trong những yếu tố chính khiến Hy Lạp cũng như chủ nợ không biết nên hành động thế nào để tốt nhất cho cả hai bên.

Cuối cùng, dù thế nào đi chăng nữa, Hy Lạp vẫn phải trả một khoản tiền khổng lồ cho các chủ nợ. Các chủ nợ đã ước tính rằng Hy Lạp phải trả ít nhất 227 tỷ euros.

Theo CNN/motthegioi