Su-30 Việt Nam tuần tra Trường Sa, báo Trung Quốc bàn ra tán vào

VietTimes -- Việc quân đội Việt Nam có tổ chức đưa máy bay tuần tra quần đảo Trường Sa hay không Trung Quốc không cần nói ra nói vào bởi đây là những hoạt động nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc lại trơ tráo, đánh lừa dư luận về vấn đề này.
Biên đội tiêm kích Su-30 MK2 của không quân Việt Nam trong một chuyến bay tuần tra ngoài quần đảo Trường Sa
Biên đội tiêm kích Su-30 MK2 của không quân Việt Nam trong một chuyến bay tuần tra ngoài quần đảo Trường Sa

VOA của Mỹ ngày 14/4/2016 dẫn thông tin được trang Nhân Dân Nhật Báo điện tử của Trung Quốc đăng tải hôm 13/4 trong đó nói rằng Hải quân Việt Nam vừa đưa ra một số hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu Su-30 bay trên Đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo lại đưa thông tin xuyên tạc, đánh lừa dư luận một cách không vô sỉ rằng: 

"Đảo Trường Sa là hòn đảo chiến lược quan trọng nhất ở khu vực phía tây nam của quần đảo Trường Sa. Từ khoảng tháng 7 năm 1973 đến tháng 2 năm 1974, hòn đảo đã bị Việt Nam Cộng Hoà chiếm. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, Việt Nam đã tiếp tục chiếm giữ đảo và thậm chí còn thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự ở đó. Việt Nam thậm chí còn lấp biển để mở rộng diện tích của đảo".

Thực tế là, những thông tin như "Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, Việt Nam đã tiếp tục chiếm giữ đảo và thậm chí còn thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự ở đó. Việt Nam thậm chí còn lấp biển để mở rộng diện tích của đảo" mà trang Nhân Dân Nhật Báo đã đăng tải đều là thông tin xuyên tạc, cố tình đánh lừa dư luận Trung Quốc và quốc tế bởi các hòn đảo trên quần đảo Trường Sa đều thuộc chủ quyền ngàn đời, bất di bất dịch của Việt Nam nên quân đội Việt Nam làm gì đều thuộc phạm vi chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Không quân Việt Nam có tuần tra trên quần đảo Trường Sa cũng là điều bình thường, đúng luật, đúng chủ quyền
Không quân Việt Nam có tuần tra trên quần đảo Trường Sa cũng là điều bình thường, đúng luật, đúng chủ quyền.

Trung Quốc mới là nước đòi hỏi chủ quyền, tiến hành san lấp và xây đảo nhân tạo phi pháp nhiều nhất ở các đảo, đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.

Báo cáo tin của Nhân Dân Nhật Báo cho hay, từ các hình ảnh có thể nhìn thấy rõ ràng đường băng và những tòa nhà trên đảo Trường Sa (lớn) của Việt Nam.

Nhân Dân Nhật Báo còn tự nhận vơ rằng quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi nơi này là quần đảo "Nam Sa".

Trang báo của Trung Quốc ra vẻ nước mình là bị hại đưa tin xuyên tạc rằng "Từ tháng 4 năm 2004, Việt Nam đã tổ chức những nhóm du lịch đến cái gọi là "quần đảo Nam Sa của Trung Quốc" và cho phép khách du lịch tham quan quanh các đảo, bao gồm cả Đảo Trường Sa, trên những tàu chiến đã được tân trang lại".

Tiêm kích Su-30 của Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa
Tiêm kích Su-30 của Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa bay qua đảo Trường Sa Lớn

Việc quân đội Việt Nam có tổ chức đưa máy bay tuần tra quần đảo Trường Sa hay không Trung Quốc không cần nói ra nói vào bởi đây là những hoạt động nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam, Việt Nam có cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử để nói rõ điều này.

Trung Quốc hãy tôn trọng chủ quyền không thể chối cãi và hợp pháp của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xây dựng đảo đá nhân tạo, dỡ bỏ các công trình quân sự được lắp đặt phi pháp trên các đảo, đá thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, thực phi pháp luật quốc tế, các điều khoản trong công ước quốc tế về luật Biển, thực hiện nghiêm chỉnh các tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Tiêm kích Su-30 của Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Tiêm kích Su-30 của Việt Nam (ảnh minh hoạ)

Gần đây, theo tình báo Mỹ, quân đội Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu J-11, tên lửa YJ-62 trên quần đảo Hoàng Sa. Đây là những hành động quân sự hoá rõ ràng, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, trong đó, Việt Nam đã nêu những quan ngại đặc biệt.

Theo nhận định của các nhà quan sát, Trung Quốc có tham vọng thành lập khu nhận dạng phòng không (phi pháp) trên Biển Đông giống như điều đã từng làm với Biển Hoa Đông trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản.

Để thực hiện mưu đồ ấy, Bắc Kinh đang gia tăng triển khai xây dựng, điều động vũ khí, cơ sở quân sự ở khu vực. Người ta tin rằng sớm hay muộn Bắc Kinh cũng sẽ làm điều này bất chấp khả năng bị phản đối gay gắt.

Lê Dũng