Phó Tổng Giám đốc Ninh Thị Lan Phương đại diện SHB nhận giải thưởng “Top 10 Ngân hàng thu xếp vốn đầu tư hiệu quả cho các dự án năng lượng Việt Nam từ năm 2017 – 2022” |
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) vinh danh là Ngân hàng thu xếp vốn đầu tư hiệu quả cho các dự án năng lượng tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021.
Giải thưởng là sự công nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của SHB trong hành trình “xanh hóa” dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Đồng hành cùng các “dự án xanh” tại Việt Nam
Tăng trưởng tín dụng xanh là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể về phát triển bền vững của SHB. Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh được SHB triển khai đồng bộ theo lộ trình cụ thể, từ nâng cao nhận thức cán bộ nhân viên, đối tác, khách hàng về tầm quan trọng của tăng trưởng tín dụng xanh; cải cách các quy định, quy trình, cơ chế cho đến “may đo” các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh. Đồng thời, SHB từng bước chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên cho những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực xanh.
Từ 2014, SHB đã tham gia giải ngân gần 1.000 tỉ đồng trong dự án REDP do WB tài trợ thông qua các dự án năng lượng xanh. Đồng hành cùng Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu đạt tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo trên 10% vào năm 2030, SHB đã và đang mạnh tay rót vốn cho các dự án năng lượng sạch/năng lượng tái tạo như: Dự án “Lưới điện thông minh - Hiệu quả trong truyền tải điện” (giai đoạn 1) trị giá 65 triệu EUR và Dự án “Lưới điện hiệu quả tại các thành phố nhỏ và vừa” (giai đoạn 1 và 2) trị giá 350 triệu EUR do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).
Tháng 12/2021, SHB đã được Chính phủ, Bộ Công thương, WB lựa chọn là Đơn vị Quản lý Quỹ Chia sẻ rủi ro của dự án tại Việt Nam với tổng giá trị quỹ 75 triệu USD. Mô hình chia sẻ rủi ro của Quỹ RSF mà SHB quản lý là mô hình rất mới trên thế giới và lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn tài chính công cho năng lượng còn hạn chế, quỹ chia sẻ rủi ro là một công cụ tài chính sáng tạo để huy động tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư nhằm tăng cường áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp.
Nhờ những chiến lược phát triển đồng bộ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại SHB chiếm gần 10% trên tổng dư nợ và có xu hướng tăng trưởng ngày càng nhanh và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay, số dư tài trợ của SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.
Với những đóng góp trong hoạt động tín dụng xanh, trước đó, SHB đã được nhiều tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận bằng các giải thưởng quan trọng như “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh” do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng; “Ngân hàng trách nhiệm xã hội – Ngân hàng xanh” do Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh…
Giải thưởng là sự công nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của SHB trong hành trình “xanh hóa” dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần vì sự phát triển bền vững của đất nước |
Chú trọng công tác kiểm soát an toàn và bền vững
Đến nay, SHB là một trong các ngân hàng TMCP tư nhân với dư nợ cho vay các dự án xanh lớn trong toàn hệ thống ngân hàng. Ngân hàng luôn tích cực, chủ động tiếp cận các nguồn vốn xanh của các định chế tài chính quốc tế (WB, ADB, KfW, JICA…), nhằm tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư xử lý chất thải, đầu tư sản xuất nông nghiệp thông minh, năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng; công trình xây dựng xanh,...
Luôn kiểm soát an toàn, bền vững, các dự án khi được SHB lựa chọn tài trợ vốn phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. SHB áp dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội với nhiều tiêu chí khắt khe do NHNN và IFC ban hành vào thẩm định chủ đầu tư. Về phía ngân hàng, SHB đang tiến tới đưa tích hợp đánh giá và lựa chọn dự án đủ điều kiện được cấp tín dụng xanh vào các chương trình quản lý rủi ro và kinh doanh.
Không chỉ hỗ trợ về nguồn vốn, SHB còn đồng hành, hỗ trợ khách hàng nâng cao nhận thức về hoạt động kinh tế xanh, hỗ trợ tư vấn an toàn kỹ thuật, đào tạo, xây dựng năng lực cho chủ đầu tư dự án xanh, góp phần giúp các khách hàng đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực khắt khe về an toàn và thân thiện với môi trường, cùng những tiêu chí về phát triển bền vững của các tổ chức quốc tế. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, hộ nông thôn mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả tại Việt Nam.
“SHB luôn may đo các sản phẩm phù hợp với từng đối tác, bên cạnh đó chia sẻ kiến thức để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch, bền vững hơn. Điều này không chỉ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, còn đảm bảo công tác tuần hoàn nền kinh tế kinh tế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng, tạo dựng công ăn việc làm cho người dân”. - Bà Ngô Thu Hà – Tổng Giám đốc SHB chia sẻ.
Là đối tác đồng hành của nhiều tổ chức quốc tế lớn với giá trị hợp tác lên đến hàng trăm triệu USD không chỉ khẳng định uy tín và năng lực của thương hiệu SHB trên thị trường tài chính quốc tế, đó còn là sự tín nhiệm của các đối tác dành cho một ngân hàng luôn phát triển an toàn, mạnh mẽ, hoạt động công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế.
Mới đây, IFC – tổ chức thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và SHB cũng tích cực triển khai gói tín dụng và tài trợ thương mại dự kiến lên tới hàng trăm triệu USD. Dự kiến, gói tín dụng nhằm hỗ trợ tăng trưởng danh mục cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của SHB, bao gồm các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch, các dự án xanh…..
Với chiến lược phát triển an toàn, bền vững, SHB hiện đã và sẽ phấn đấu duy trì vị trí Top 1 trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân về tín dụng xanh, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên mọi mặt, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia./.