Sát thủ BrahMos Ấn Độ “đột phá lịch sử”, truyền thông Trung Quốc “dìm hàng“

VietTimes -- Việc máy bay chiến đấu Su-30MKI phóng thành công tên lửa BrahMos lắp đầu đạn hạt nhân được coi là "đột phá lịch sử", giúp hoàn thành "tam vị nhất thể của tên lửa hành trình chiến thuật Ấn Độ.
Tên lửa hành trình BrahMos-A được lắp trên máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.
Tên lửa hành trình BrahMos-A được lắp trên máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.

BrahMos tạo ra “đột phá lịch sử”

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết ngày 22/11 một chiếc máy bay chiến đấu đa dụng hạng nặng Su -30MKI của không quân Ấn Độ đã phóng thành công một quả tên lửa hành trình siêu âm BrahMos lắp đầu đạn hạt nhân.

Tuyên bố cho biết: "Hôm  nay, không quân Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa chống hạm từ máy bay chiến đấu Su-30MKI tại khu vực lân cận bờ biển phía đông. Vụ phóng rất thuận lợi, tên lửa bay theo quỹ đạo dự định, trực tiếp bắn trúng tàu".

Vào các năm 2016 và 2017, không quân Ấn Độ đã nhiều lần mang theo tên lửa Brahmos-A tiến hành bay thử, đến nay đã có 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI sau cải tạo được dùng để mang theo tên lửa hành trình siêu âm mới nặng 2,5 tấn này để bay thử (lần đầu tiên bay thử như vậy là hồi tháng 6/2016).

Xét đến thể tích và trọng lượng của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A, mỗi chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI chỉ có thể mang theo một quả tên lửa loại này.

Để loại máy bay chiến đấu Su-30MKI mang theo và phóng tên lửa hành trình hạng nặng BrahMos, bánh đáp của Su-30MKI phải được gia cố và tiến hành một loạt cải tiến, nâng cấp kỹ thuật khác.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Việc tích hợp của máy bay rất phức tạp, liên quan đến cải tạo máy móc, điện và phần mềm của máy bay. Phát triển phần mềm của máy bay do kỹ sư không quân Ấn Độ thực hiện, công ty HAL phụ trách cải tạo máy móc và điện của máy bay".

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết: "Một thách thức to lớn cần khắc phục trong quá trình nghiên cứu chế tạo tên lửa của các nhà khoa học là cải thiện tính năng của bộ cảm biến quán tính tên lửa".

Muốn trở thành một bộ phận của hệ thống "tam vị nhất thể" về hạt nhân của Ấn Độ, máy bay chiến đấu Su-30MKI cuối cùng còn phải tăng cường hệ thống điện để vượt qua được xung điện từ do nổ hạt nhân.

Trang mạng Zee Ấn Độ ngày 22/11 cho rằng việc kết hợp giữa tên lửa hành trình siêu âm nhanh nhất thế giới với máy bay chiến đấu Su-30MKI đã "giúp đúng lúc", sẽ tăng cường năng lực tác chiến đường không cho không quân Ấn Độ.

Vụ phóng thành công lần này đã làm cho dư luận Ấn Độ rất vui mừng, có tờ báo Ấn Độ coi đây là một “đột phá lịch sử”.

Ngoài ra, theo tiết lộ của một nguồn tin, Ấn Độ còn đang tiến hành đàm phán với Nga, hy vọng nghiên cứu chế tạo ra tên lửa BrahMos thu nhỏ để trang bị cho máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay chiến đấu Rafale. Nhưng, chương trình này còn đợi phê chuẩn.

Không quân Ấn Độ có kế hoạch cải tạo 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI để chúng có thể phóng được tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.

Những điểm “đặc biệt”

Lần này việc phóng tên lửa hành trình siêu âm BrahMos từ máy bay chiến đấu Su-30MKI có những điểm đặc biệt sau đây:

- Quả tên lửa chống hạm này được phóng ra từ máy bay chiến đấu Su-30MKI dựa trên trọng lực của nó.

- Điểm hỏa động cơ của quả tên lửa này được đẩy tới mục tiêu dự định trên biển ở vịnh Bengal.

- Trọng lượng của tên lửa hành trình BrahMos phiên bản không quân là 2,5 tấn, là vũ khí nặng nhất của máy bay chiến đấu Su-30 sau cải tiến.

- Brahmos đến nay có thể phóng từ mặt đất, trên biển và trên không, đã hoàn thành "tam vị nhất thể" của tên lửa hành trình chiến thuật Ấn Độ.

- Mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ của đối phương có thể bắn chính xác từ khoảng cách an toàn, bởi vì tầm phóng của loại tên lửa này là 290 km.

- Điều này đã loại bỏ được nguy cơ máy bay chiến đấu bị hệ thống phòng không của đối phương lập ra ở khu vực bảo vệ mục tiêu bắn trúng.

- BrahMos là tên lửa do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Công ty NPO Mashinostroyenia Nga cùng nghiên cứu chế tạo.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A lần đầu tiên phóng thành công từ máy bay chiến đấu Su-30MKI. Ảnh: Guancha.

BrahMos không bằng YJ-12 Trung Quốc?

Tờ Bành bái Trung Quốc ngày 22/11 cho rằng tên lửa hành trình BrahMos phiên bản không quân phát triển tương đối chậm. Trong khi đó, tên lửa BrahMos đã trang bị cho nhiều tàu chiến của hải quân Ấn Độ, còn lục quân Ấn Độ đã trang bị tên lửa BrahMos cho 3 trung đoàn tên lửa.

Trước đây, nhà nghiên cứu Chương Tiết Căn, Trung tâm nghiên cứu Pakistan, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán cho rằng nếu tên lửa BrahMos được lắp đầu đạn hạt nhân thì sẽ giúp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI phát động tấn công từ ngoài 300 km, khoảng cách này đã vượt bán kính phòng thủ của rất nhiều tên lửa phòng không tầm xa. So với bom hạt nhân trước đây, khả năng tấn công hạt nhân đường không của Ấn Độ sẽ tăng mạnh.

Trong khi đó, trang tin Sina Trung Quốc ngày 24/11 dị nghị cho rằng Trung Quốc có tên lửa tương tự với tính năng tốt hơn so với tên lửa BrahMos của Ấn Độ, đó là tên lửa chống hạm YJ-12 đã được phô diễn trong lễ duyệt binh.

Loại tên lửa này có tính thông dụng, trang bị cả cho lục, hải, không quân, tầm bắn lên tới 550 km, hơn rất nhiều so với 300 km của BrahMos. Tốc độ hành trình của YJ-12 là 1,5 Mach, tốc độ tấn công đầu cuối có thể gấp 6 - 8 lần vận tốc âm thanh, đầu đạn 800 kg được thiết kế để tấn công tàu sân bay.

Hiện nay, tên lửa chống hạm YJ-12 đã trang bị cho lực lượng tàu chiến mặt nước và lực lượng đường không của hải quân Trung Quốc, trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống tác chiến chống tàu sân bay của Trung Quốc.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12 Trung Quốc trong lễ duyệt binh. Ảnh: Sina.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12 Trung Quốc trong lễ duyệt binh. Ảnh: Sina.