S-500 Nga khiến đối phương kinh hãi

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometei do tập đoàn Almaz-Antei chế tạo có thể được trang bị cho quân đội Nga vào năm 2020, tạp chí Mỹ The National Interest đưa tin.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự kiến ​​tính năng của S-500 sẽ vượt trội cả tiền bối S-400, đang được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, National Interest nhận định. Hệ thống này có thể phát hiện và đồng thời bắn tới 10 tên lửa đạn đạo siêu thanh, phá hủy các tên lửa chiến thuật. Ngoài ra, S-500 còn có khả năng đánh chặn tên lửa trong không gian vũ trụ gần.

"Theo một trong những đại diện của ngành công nghiệp Mỹ, công nghiệp quốc phòng Nga bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của Liên Xô, không hiểu bằng cách nào đã có thể tiếp tục phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến như vậy và tránh được suy thoái. Trong thực tế, đây là những vũ khí rất mạnh mẽ, và nhiều quan chức quân đội Mỹ bắt đầu lo lắng về những vấn đề mà S-500 có thể gây ra cho máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của họ", The National Interest kết luận.

Trước đó, theo nhà báo Marco Meyer thuộc tạp chí Contra Magazin, các chính trị gia Mỹ đang run rấy khi nhận ra rằng trong trường hợp khẩn cấp chính không lựcMỹ  sẽ phải gánh chịu tổn thất khổng lồ do tình trạng phổ biến hệ thống S-400 của Nga.

Thực tế chẳng đáng mừng đối với các quan chức Washington là phiên bản trước — hệ thống phòng không S-300 — hiện nay đang có sẵn ở Ai Cập, Ấn Độ, Venezuela và Bắc Triều Tiên. Tác giả bài báo nhấn mạnh rằng hiện tại chỉ Nga và Trung Quốc có S-400. Bắc Kinh nhận được hệ thống này trong khuôn khổ hiệp định về hợp tác  quân sự. "Tuy nhiên Matxcơva có thể dành ngoại lệ cho các đồng minh và đối tác thân thiết", nhà báo Meyer phân tích. Đặc biệt là trong bối cảnh sự thù địch ngày càng tăng từ phía Mỹ và NATO.

Theo đó, trong trường hợp hình thành hệ thống phòng không của lục địa châu Á, Mỹ sẽ không còn cơ hội nào để giáng đòn tấn công từ các chiến đấu cơ thông thường và máy bay không người lái. Cả tên lửa cũng mất tính thời sự. Iran và Ấn Độ sau khi mua S-400 có thể kiểm soát phần lớn không phận trên Pakistan và Afghanistan. Nói tóm lại, S-400 là "nỗi kinh hoàng đối với Lầu Năm Góc", tác giả kết luận.

Theo Sputnik