Theo tác giả Federico Pieraccini phân tích trên Sputnik, nếu như đó là bài học rút ra từ vụ bắn hạ Su-24, sau đó nó sẽ tác động tới lộ trình tương lai quan hệ giữa Moscow và các đồng minh của Washington.
Vụ tấn công máy bay Nga đã phá hủy bất cứ chút lòng tin nào còn lại hoặc quan hệ hợp tác Moscow có thể đóng góp với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như liên minh do Mỹ dẫn đầu trong các cuộc đàm phán ngoại giao tương lai tại Vienna.
Hành động của Ankara nêu bật sự thay đổi chiến lược của NATO tại Syria. Sự xâm lược đã tiến triển từ một cuộc chiến ủy nhiệm (với các lực lượng được phương Tây tài trợ và huấn luyện) sang một cuộc chiến tranh mà phương Tây hiện nay đã can dự trực tiếp.
Một ví dụ rõ rệt cho sự thay đổi này là sự kiện máy bay liên quân không kích làm 3 binh sĩ Syria thiệt mạng, 13 người bị thương. Đây là hành động xâm lược trực tiếp sau hơn 4 năm nội chiến tại Syria và cho thấy một bước leo thang mới của cuộc xung đột. Sự thay đổi chiến lược nói trên cũng biểu hiện qua việc triển khai 50 đặc nhiệm Mỹ và 1.000 lính Đức tại chiến trường Syria.
Lý do thật sự đằng sau những vụ triển khai quân sự này là sự thất bại của kế hoạch ban đầu của NATO với ý định lật đổ Assad bằng 10.000 lính đánh thuê. Bốn năm rưỡi trôi qua, thậm chí những nhà hoạch định chính sách thù địch nhất tại Mỹ hiện nay cũng hiểu rằng kế hoạch này đã phá sản.
Chiến dịch quân sự của Nga do vậy đã khơi lại ký ức Chiến tranh Lạnh trong một số giới nào đó, muốn kéo Nga vào một cuộc chiến sa lầy tại Syria như Liên Xô tại Afghanistan trước kia. Dĩ nhiên ý tưởng kéo Moscow vào một cuộc chiến trên bộ tỏ ra thiếu logic. Phần lớn công việc chiến đấu do quân đội Syria đảm nhiệm và nếu như NATO đã thất bại trong việc đánh bại Assad với hàng ngàn lính đánh thuê trong hơn 4 năm rưỡi qua, vậy làm sao họ có thể thành công hiện nay khi quân đội Syria đã được tăng cường sức mạnh gấp bội với sự hỗ trợ quân sự từ Iran và Nga?
Thậm chí ngay cả khi xảy ra những sự khiêu khích và những hành động thù địch chống Nga nổi lên, Moscow cũng luôn đáp trả chừng mực và giảm nhẹ vấn đề đối với NATO. Tuy nhiên với vụ bắn hạ Su-24, lằn ranh đỏ có vẻ đã bị vượt qua.
Theo nghĩa này, Moscow đã cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran và Damascus, kể từ hệ thống phòng không là yếu tố quyết định trong các kịch bản chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, S-300, S-400 và S-500 (sẽ được đưa vào biên chế nay mai) không chỉ là một sự răn đe, mà còn gửi một thông điệp rõ ràng rằng sự khoan dung có giới hạn.
Theo QPAN