Các lô hàng viện trợ vũ khí ồ ạt mà Mỹ, Anh và các nước thành viên NATO gửi cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga đã xuất hiện trên các thị trường, nơi mà một số chúng có thể được mua trên các trang web “đen”, hãng thông tấn RT của Nga cho hay.
Các thương nhân người Ukraine bày bán không chỉ vũ khí cỡ nhỏ hay áo giáp chống đạn, mà còn cả những thứ vũ khí hết sức tinh vi như tên lửa chống tăng Javelin, NLAW hay các loại drone tự sát Phoenix Ghost và Switchblade.
Hiện chưa rõ những thương nhân này có thực sự sở hữu các loại vũ khí mà họ quảng cáo trên mạng hay không, bởi các phóng viên điều tra của RT chưa hoàn tất thương vụ với những người này. Thêm nữa, lừa đảo là điều thường xuyên xảy ra trên các khu “chợ đen” này.
Hãng RT đã liên hệ được với một trong số các thương nhân vũ khí trên chợ đen và nhất trí về một thương vụ, cụ thể là mua một chiếc Phoenix Ghost với giá 4.000 USD – loại drone được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine.
Các nhà báo điều tra của RT đã giả làm người mua, nói rằng họ rất hứng thú với loại mìn M18A1 Claymore của Mỹ, nhưng nhận được câu trả lời rằng loại vũ khí này đã “cháy hàng.”
Còn đối với các loại drone, thương nhân mà RT tiếp xúc nói rằng hàng sẽ được đặt trong một chiếc hòm, ảnh chụp vị trí nhận hàng sẽ được chia sẻ sau khi khách hàng trả tiền thông qua chợ đen, coi như đảm bảo cho thỏa thuận mua bán. Kiện hàng này sẽ được chôn dưới lòng đất, bên trong một khu rừng, người này nói.
Khi được hỏi rằng liệu chiếc Phoenix Ghost có thể được chuyển tới một khu vực nằm ngoài lãnh thổ Ukraine hay không, cụ thể là ở biên giới với Ba Lan, thương nhân này trả lời rằng không vấn đề, nhưng sẽ đánh thêm phí vận chuyển là 1.000 USD.
Điều này cho thấy rằng những kẻ buôn lậu vũ khí Ukraine có thể đã thiết lập được đường dây làm ăn với lính gác biên giới và có thể ra vào Ba Lan mà không gặp khó khăn gì.
RT cũng thử trao đổi tin nhắn với một thương nhân khác, có biệt danh “vũ khí Ukraine,” kẻ này chuyên bán các loại áo giáp chống đạn do Mỹ chế tạo với mức giá 1.500 USD/5 bộ, và các khẩu súng trường M4 cùng ống giảm thanh, cùng hàng trăm viên đạn với giá 2.400 USD/bộ.
Kẻ này cũng đưa ra hàng loạt lựa chọn mua vũ khí được chế tạo bởi Nga và Liên Xô cũ, bao gồm AK-47, súng lục, lựu đạn và súng bắn tỉa.
Giá cả vũ khí trên những khu chợ đen kiểu này hóa ra rẻ đến bất ngờ. Ví dụ, một hệ thống tên lửa vác vai NLAW của Anh có giá chỉ 15.000, trong khi mua loại tên lửa này một cách hợp pháp có thể phải chi từ 30.000 – 40.000 USD, theo giới truyền thông.
Tuần trước, người đứng đầu Interpol, Jurgen Stock, cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ gây ra hậu quả là hàng loạt vũ khí xuất hiện trên chợ đen.
“Các tổ chức tội phạm đang cố gắng lợi dụng tình hình hỗn loạn và sự sẵn có của vũ khí, thậm chí cả các loại vũ khí hạng nặng mà quân đội sử dụng. Chúng sẽ sẵn có trên các khu chợ đen và gây ra nhiều thách thức,” ông Stock cảnh báo, thêm rằng những thứ vũ khí này có thể bị vận chuyển trái phép không chỉ tới các nước láng giềng của Ukraine mà còn tới nhiều nước ở lục địa khác.
Pháp viện trợ xe thiết giáp lỗi thời, hy vọng Ukraine đánh bại quân đội Nga
Không quân Israel bắn rơi 3 UAV Hezbollah trên mỏ dầu khí Karish
Không quân Nga hủy diệt một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 30 Ukraine
Theo RT
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu