Phát biểu khi tiếp phái đoàn nghị sĩ Nga thăm Damascus, Thủ tướng Wael al-Halaki nói rằng quân đội Syria sắp “giải phóng” Aleppo - thành phố và là trung tâm thương mại lớn nhất của nước này. “Chúng tôi, cùng với các đối tác Nga, đang chuẩn bị cho một chiến dịch giải phóng Aleppo và phỏng tỏa các nhóm vũ trang bất hợp pháp không thuộc diện tham gia lệnh ngừng bắn hoặc là phá vỡ thỏ thuận này”, hãng tin TASS dẫn lời ông Halaki. Về phần mình, nghị sĩ Nga Dmitry Sablin bày tỏ không quân Nga sẽ hỗ trợ cho quân đội Syria thực hiện chiến dịch phản công trên bộ này.
Lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 27/2 vừa qua được xem là nhân tố tích cực mở đường cho việc nối lại đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột kéo dài hơn 5 năm qua ở Syria. Tuy nhiên, mức độ vi phạm thỏa thuận diễn ra ngày một lớn, với việc các bên liên tục đổ lỗi cho nhau. Cùng lúc, các nỗ lực ngoại giao hầu như không có được bước tiến nào, do các bên liên quan còn có bất đồng, nhất là về tương lai của ông Assad. Một quan chức cấp cao Iran tiết lộ, Tehran từ chối đề nghị của Mỹ hối thúc Tổng thống Syria thoái lui.
Ngừng bắn đổ vỡ và đàm phán bế tắc?
Quân nổi dậy Syria cho biết không quân Nga đã nối lại các đợt không kích ở nam Aleppo. Đây là chiến trường then chốt - nơi quân đội chính phủ Syria cùng với các tay súng Hezbollah, lực lượng Iran đang tham chiến, trong khi quân khủng bố thuộc Mặt trận Nusra triển khai lực lượng áp sát các địa điểm do quân đối lập nắm giữ. Mohamed Rasheed, đại diện của nhóm nổi dậy Jaysh al-Nasr, nói rằng cường độ không hiện không khác gì trước thời điểm ngày 27/2. Còn quân đội Syria nói rằng giao tranh leo thang là bởi một số nhóm vũ trang ký cam kết ngừng bắn đã gia nhập Nhóm Nusra và vì thế là mục tiêu bị tấn công.
Bassma Kodmani-một thành viên của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) đại diện cho phe đối lập ngày 10/4 nói rằng đã có “những vi phạm nghiêm trọng” trong suốt 10 ngày qua, đến mức “lệnh ngừng bắn tiến tới ngưỡng đổ vợ”. Ông này cũng chỉ trích cơ chế giám sát ngừng bắn do Mỹ - Nga điều phối là “không có giá trị”. Cùng ngày, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) thông báo, đã có 35 tay súng bị tiêu diệt trong 24 giờ qua ở Syria. Rami Abdulrahman - Giám đốc tổ SOHR, bình luận tại Aleppo, lệnh ngừng bắn “thực sự đổ vỡ”.
Các nỗ lực ngoại giao đang được thúc đẩy, nhưng triển vọng còn khá mờ mịt. Đặc phái viên Misturad trong ngày 11/4 có cuộc gặp với giới chức Syria, tiếp sau đó là hành trình tới Iran. Mục đích chính là để tìm hiểu, làm rõ quan điểm của Damascus và Tehran về chuyển tiếp chính trị, trước khi diễn ra hòa đàm Syria vòng 2 tại Geneva ngày 13/4 tới. Ông Mistura nhấn mạnh, các cuộc thảo luận lần này cần tập trung vào đường hướng tiến trình chính trị, nhằm tạo ra khởi đầu thực chất của chuyển tiếp chính trị.
Tuy nhiên, tương lai chính trị của Tổng thống Assad vẫn đề tài gai góc nhất. Ông Ali Akbar Velayati, Cố vấn cấp cao của Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tiết lộ chính ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu Iran “trợ giúp để ông Assad thoái vị”, nhưng đề nghị này đã bị Tehran bác bỏ. “Theo quan điểm của Iran, ông Bashar Assad và chính quyền của ông (lần lượt) cần phải được xem là Tổng thống hợp pháp, chính phủ hợp pháp nắm quyền tới hết nhiệm kì. Ông Assad sẽ có thể tham gia tại cuộc bầu cử tổng thống như bất kì người Syria nào khác. Cách họ áp đặt điều kiện trước rằng Tổng thống phải ra đi là giới hạn đỏ với chúng tôi”, ông Velayati bày tỏ.
Theo Dailystar, TTXVN