Quân đội Mỹ có nhiều quyền hành động hơn dưới thời Tổng thống Trump

VietTimes -- Được trao quyền nhiều hơn sẽ giúp cho quân đội Mỹ nắm bắt cơ hội và đưa ra phản ứng nhanh hơn trên chiến trường, nhưng có thể gây ra nguy hiểm hơn nếu thiếu giám sát, quản lý có hiệu quả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trên tàu sân bay USS Gerald Ford. Ảnh: Cankao
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trên tàu sân bay USS Gerald Ford. Ảnh: Cankao

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 22/3 dẫn lời quan chức Nhà Trắng Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trao nhiều quyền hành động quân sự hơn cho Lầu Năm Góc.
Sự điều chỉnh này là nội dung cốt lõi trong công tác tái tổ chức của Hội đồng an ninh quốc gia do ông Herbert Raymond McMaster đứng đầu. Điều này cho thấy ông Donald Trump cho rằng Hội đồng an ninh quốc gia cần chuyên tâm cho các vấn đề chiến lược, chứ không phải là các hành động và chiến thuật quân sự.
Mặc dù rất nhiều người của quân đội Mỹ hoan nghênh thủ tục, chính sách được đơn giản hóa này, nhưng có người sẽ nghi ngờ về khả năng giám sát, quản lý có hiệu quả không khi mà ông Donald Trump đã bổ nhiệm nhiều tướng lĩnh quân đội đương nhiệm và nghỉ hưu giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ.
Bà Michel Flournoy, người từng làm quan chức chính sách cấp cao Lầu Năm Góc của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Đối với Tổng thống Donald Trump, hiện mới là giai đoạn đầu cầm quyền, nhưng ông rõ ràng muốn khôi phục mô hình tiếp tục trao quyền”.
Theo bà Michel Flournoy: “Lợi ích của việc làm này là chiến dịch quân sự có thể tiến hành bình thường, chứ sẽ không xuất hiện sự gián đoạn, sự phiền phức hoặc trì hoãn không cần thiết. Như vậy, quân đội sẽ có động lực mạnh hơn, có thể đưa ra phản ứng nhanh hơn đối với sự thay đổi trên chiến trường”.

Ngày 5/1/2017, máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey triển khai tập luyện ở Djibouti, châu Phi. Ảnh: Cankao
Ngày 5/1/2017, máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey triển khai tập luyện ở Djibouti, châu Phi. Ảnh: Cankao

“Nhưng, nếu thiếu giám sát, quản lý có hiệu quả, nếu Tổng thống không tiếp tục theo dõi chặt chẽ thì có thể dẫn đến nguy hiểm. Nếu Tổng tư lệnh tối cao không thể nắm chắc tình hình chiến trường hoặc không còn nắm được tình hình mới nhất trên chiến trường thì có thể sẽ có hại, thậm chí nguy hiểm”.
vụ việc ông Donald Trump nhanh chóng phê chuẩn kế hoạch phát động tấn công của quân đội ở Yemen vào tháng 1/2017, dẫn đến một binh sĩ Mỹ và ít nhất vài dân thường bị thiệt mạng, đã bị phê phán.
Gần đây, Mỹ còn tiến hành không kích ở Syria. Quân đội Mỹ cho biết, không kích đã tiêu diệt vài chục phần tử vũ trang của tổ chức Al Qaeda, nhưng theo nguồn tin tại chỗ thì có dân thường bị thương trong không kích.
Đồng thời, ông Donald Trump vẫn chưa đưa ra được chiến lược mới đánh bại các phần tử vũ trang khủng bố ở Syria và Iraq. Hơn nữa, đây là mục tiêu mà ông nhiều lần tuyên bố trong thời gian tranh cử.
Trọng điểm hiện nay của ông Herbert Raymond McMaster chính là thực hiện cam kết tiêu diệt các phần tử vũ trang khủng bố do ông Donald Trump đưa ra trong bài phát biểu tại Quốc hội vào tháng trước.
Mặc dù chính quyền Donald Trump vẫn hy vọng Lầu Năm Góc tham khảo ý kiến của Nhà Trắng, nhưng đã chuẩn bị để cho Lầu Năm Góc có quyền tự chủ triển khai quân đội lớn hơn so với thời kỳ chính quyền Barack Obama.
Trong thời gian ông Barack Obama nắm quyền, Nhà Trắng hết sức thận trọng với việc triển khai quân sự, cho thấy chính quyền lo ngại bị lôi kéo vào tình cảnh khó khăn, cũng đã cho thấy quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và quân đội.

Ngày 10/1/2017, máy bay trực thăng UN-1Y Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai huấn luyện liên hợp binh chủng với phía New Zealand. Ảnh: Cankao
Ngày 10/1/2017, máy bay trực thăng UN-1Y Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai huấn luyện liên hợp binh chủng với phía New Zealand. Ảnh: Cankao

Mặc dù phương pháp của chính quyền Barack Obama đã bảo đảm cho Tổng thống nắm được tất cả mọi chi tiết quân sự, nhưng cũng dẫn tới một số vụ việc nhỏ nhưng phải mất rất nhiều thời gian tiến hành xem xét rồi mới triển khai thực hiện.
Cựu sĩ quan đặc nhiệm Lục quân Mỹ Andrew Exum, từng làm chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc phòng dưới thời Barack Obama nói: “Mỗi lần chúng tôi đi tìm Tổng thống, đưa ra nhiều yêu cầu hơn, chúng tôi cuối cùng đều có thể được đáp ứng, nhưng chúng tôi thường phải gặp các loại trục trặc”.
Hiện còn chưa rõ chính phủ mới có thể đưa ra được chiến lược hoàn toàn khác với người tiền nhiệm hay không, nhưng đội ngũ của ông Donald Trump có thể gây ảnh hưởng lên việc làm thế nào để thực hiện chiến lược do họ thay thế.
Andrew Exum nói: “Thông qua để cho sĩ quan chỉ huy trên chiến trường có quyền tự chủ lớn hơn để nắm bắt cơ hội trên chiến trường, chính quyền Donald Trump có thể thực hiện có hiệu quả hơn chiến lược của chính quyền Barack Obama”.