Putin giành ưu thế trước Phương Tây bằng cách nào?

Trên hành tinh có 7,2 tỷ người, nhưng các thế lực tài chính - chính trị Mỹ ngại nhất một người – Vladimir Putin. Những nước đi kỳ thú của ông trên chiến trường địa chính trị là sự đáp trả xứng đáng những thách thức từ Phương Tây. Vì vậy mà Forbes gọi ông là người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.  
Putin giành ưu thế trước Phương Tây bằng cách nào?

V.Putin thường nói về người Nga, họ chuẩn bị yên cương thì rất chậm nhưng đi thì rất nhanh. Sau một thời gian kiên trì chờ đợi sự phục hồi kinh tế từ năm 1999 đến năm 2007, Putin bắt đầu chống lại những thế lực phương Tây đang bao vây đất nước mình. Từ Syria, Crumea, Ukraine …phương Tây luôn bị rơi vào một thế trận thất bại. Khả năng rất cao là những đường ống của Nga (chứ không phải Phương Tây) sẽ thống trị năng lượng ở khu vực Á Âu.

Những thế lực trong cuộc chơi địa chính trị toàn cầu không thể hiểu nổi, bằng cách nào Putin có thể duy trì được vị thế của nước Nga và giành được quyền chủ động trong trận cờ toàn cầu này.

Hơn hẳn bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới, với kinh nghiệm của một sĩ quan KGB, ông hiểu rất rõ, thể chế chính trị của Mỹ hoạt động thế nào? Phương thức hành động của người Mỹ, trong quan hệ phối hợp chặt chẽ với Anh và Liên minh châu Âu  nhằm tổ chức các cuộc “cách mạng lật đổ, bạo loạn và phản cách mạng" ở các nước, khi các lãnh đạo dân tộc nắm được chính quyền - Iran, Chile, Ecuador, Venezuela, Panama và Ukraine, là những ví dụ điển hình.

John Perkins trong cuốn sách Confessions of an Economic Hit Man (2004) đã thừa nhận, ông và những Hitman khác được đưa đến các nước phát triển trong vai trò của các nhà cố vấn, mua chuộc hoặc cưỡng bức các nhà ngoại giao, kinh tế, quan chức quản lý và các chính trị gia thực hiện ý chí và tham vọng của nước Mỹ. 

Thông thường các Hitman thành công, nhưng cũng có những thất bại. Trong một số trường hợp, CIA sẽ gửi các “chó rừng”, những kẻ giết người chuyên nghiệp đến, thực hiện nhiệm vụ loại bỏ những người đang ngăn chặn con đường dẫn đến sự thống trị hoàn toàn của nước Mỹ.

Những đòn tấn công kép vào kinh tế - chính trị thực sự rất hiệu quả, thông thường đánh gục nền kinh tế của các nước đang phát triển. Một số rất ít trường hợp như Iraq và Libya, Mỹ và đồng minh phải sử dụng lực lượng vũ trang để dành được các mục tiêu kinh tế - chính trị. 

Putin hiểu rõ, Mỹ và các thế lực châu Âu luôn nỗ lực lật đổ thể chế chính trị ở Nga. Là một cán bộ tình báo, hoạt động lâu năm ở Đông Đức, ông biết rõ những kẻ bài Nga phương Tây đang tìm mọi cách để thực hiện mong muốn này. Chính vì vậy ông đã từ chối USAID và Hội đồng Anh, cả hai đều là vỏ bọc cho các cơ quan đặc biệt Anglo-American.

"Một trong những khía cạnh để hiểu, tại sao Putin là một kỳ thủ siêu hạng – Putin luôn nghiên cứu trí tuệ và tri thức của kẻ thù, đây là điểm then chốt để hiểu biết đối phương” Joaquin Flores viết trên trang web  Center For Syncretic Studies (Trung tâm nghiên cứu các phương pháp tổng hợp). “Phản gián – không phải đơn giản là tìm ra gián điệp, đây thực tế là hành động phản kích lại những hoạt động của điệp viên, được tổ chức để thâm nhập vào hoặc những hoạt động hòa trộn vào các cơ quan, nhằm phá hoại từ phía bên trong”.

Nền kinh tế Mỹ và Anh, đó là nền kinh tế chiến tranh. Sergei Glazyev, cố vấn điện Kremlin trong một hội nghị bàn tròn vào tháng 6 ở Moscow đã nói: “Người Mỹ được hưởng lợi từ mọi cuộc chiến tranh ở châu Âu – Đại chiến thế giới thứ Nhất, Đại chiến thế giới thứ Hai, Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh ở châu Âu luôn là một cú huých thượng đế, một phép lạ kinh tế và nguồn lợi ích đối với Mỹ”.  

Thúc đẩy xung đột ở Ukraine là căn nguyên nhằm lôi kéo Nga vào một cuộc đối đầu xung đột trực tiếp với các lực lượng quân sự Ukraine, nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh khu vực ở châu Âu.

Những hành động đáp trả của Nga hoàn toàn phi truyền thống

Thứ nhất: khi loại bỏ khả năng tham gia vào một cuộc xung đột với đám thổ phỉ Ukraine, chính sách của Nga đã làm người Mỹ thất vọng đau đớn. Những động thái sau này của Washington được một tướng lĩnh Trung Quốc miêu tả như một trạng thái “rối loạn chức năng tình dục” của Mỹ.

Thứ hai: Putin thực hiện chiến lược phi đối xứng, những hoạt động của chiến lược này cho phép ngăn chặn và ở một cấp độ nào đó làm suy giảm ảnh hưởng của đế chế Hoa Kỳ. Điểm then chốt của chiến lược này là tấn công vào sức mạnh Mỹ - đồng USD. Nước Nga cùng với khối BRICS bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi từng bước rời khỏi hệ thống thương mại đô la Mỹ - động thái gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. 

Theo bài viết trên cổng thông tin tài chính Zero Hedge:
“ Tập hợp những biện pháp phản kích của Glazyev đặc biệt nhằm vào sức mạnh cơ bản của bộ máy chiến tranh Mỹ, có những là cái máy in tiền FED. Cố vấn tổng thống Nga đã đề xuất thành lập một “liên minh rộng rãi trong cuộc đấu trang này với các nước có sử dụng thương mại USD, có mong muốn và có khả năng làm suy giảm vị thế đồng USD trên thị trường thế giới. 

Các thành viên của liên minh sẽ kiềm chế việc duy trì dự trữ ngoại hối bằng USD, làm suy giảm đáng kể vị thế của đô la. Liên minh chống đô la sẽ là bước đầu tiên hình thành một liên minh chống chiến tranh, có khả năng ngăn chặn các hành động nguy hiểm của Mỹ trên chiến trường địa chính trị”.

Ukraine, cuối cùng có thể sẽ trở thành đòn bẩy để chia tách châu Âu với Mỹ. Nguyên nhân cơ bản là, những biện pháp trừng phạt Nga đe dọa ngay chính hệ thông kinh tế của Đức và các nước khác trong liên minh châu Âu ở phía Tây, những quốc gia này trong hơn 20 năm đã phát triển những mối quan hệ rất chặt chẽ với nền kinh tế Nga và được hưởng lợi rất nhiều từ nền kinh tế Nga.

"Sẽ không có gì là ngạc nhiên đối với Washington khi cuộc chiến tranh ở Ukraine có thể sẽ trở thành cuộc chiến tranh dành sự độc lập của châu Âu chống lại sự thống trị của đồng USD”. Cổng thông tin tài chính Zero Hedge nhận xét.

Moscow bắt đầu thay đổi các thể chế tài chính. Ngân hàng phát triển mới với nguồn vốn 100 tỷ USD, đồng chủ sở hữu là thành viên khối BRICK, không những trở thành đối trọng với ảnh hưởng của những tổ chức tài chính phương Tây mà con ngăn chặn dòng tiền chảy từ các nước phát triển về phương Tây.

Hệ thống tín dụng hiện nay đang mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các nước phương Tây – do các khoản vay tín dụng trong rổ của WB và IMF được thực hiện với điều kiện của họ. Đơn cử như khi các tổ chức tài chính này cung cấp một khoản vay tín dụng, khoản vay này chỉ có thể được giải ngân nhằm mua sản phẩm hay dịch vụ của phương Tây, hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở - vì dụ xây dựng một đập nước mà không phải xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho cộng đồng.

Tất nhiên, thiết kế và cơ sở vật chất phục vụ cho xây đập nước phải từ Mỹ và châu Âu. Hệ thống cung cấp nước ngọt khi bị hỏng hóc và không thể sử dụng được, sẽ tạo ra nhu cầu các loại nước uống như Coca Cola và nước đóng chai của các nhà sản xuất phương Tây. Chính vì vậy, ngân hàng BRICK đánh một đòn khá mạnh vào túi tiền của họ.

Putin đã đi những nước đi cứng rắn trên bàn cờ địa chính trị, nhưng các đối thủ của ông cũng không khoanh tay ngồi nhìn. Những biện pháp tấn công của phương Tây khiến đồng rúp chao đảo, giá dầu bị Ả rập Xê út đẩy xuống sát mặt đất theo quyết định của những ông chủ Mỹ. Các nước châu Âu và đồng minh Mỹ đồng loạt đưa ra các biện pháp trừng phạt. Không có điều gì ngạc nhiên – phương Tây bằng mọi giá cố gắng làm suy yếu nước Nga, đang cản bước Washington thống trị toàn cầu.

Putin là một nhà thể thao – võ thuật phương Đông, hơn ai hết ông hiểu cách dụng lực thắng lực. Ông hiểu, thời điểm đỉnh cao của Phương Tây đã qua, các thể lực phương Tây không thể ảnh hưởng lên sức mạnh quân sự Nga, từ lâu vẫn luôn sẵn sàng đối đầu với phương Tây. Ông chăm chú theo dõi chiến lược của Mỹ trong các khu vực trên thế giới, tìm ra những điểm được định hướng chống Nga và kiềm chế sự phát triển của BRICK.

Dựa trên những động thái của Phương Tây, V.Putin lôi kéo họ lún sâu vào hành động và ông lập tức phản kích khi đối phương lỡ chớn. Không phải đơn giản mà Pháp thiệt đơn thiệt kép trong hợp đồng Mistral và gần một năm sau Nga mới ra lệnh cấm nhập hàng châu Âu. Tất cả những biện pháp phản kích của Nga đều khiến EU thiệt hại nặng nề, phải chi những khoản tài chính lớn để hỗ trợ những ngành sản xuất thiệt hại do mất thị trường Nga.

Putin gặp may khi có được đồng minh là khối BRICK, trong lĩnh vực kinh tế các thành viên tổ chức này sẽ ủng hộ nước Nga trong cuộc đối đầu với phương Tây. Ấn Độ và Trung Quốc đã thống nhất đồng quan điểm rằng Nga có những lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc ở Ukraine và Crimea. Tổ chức này cũng mạnh mẽ lên án Úc khi thủ tướng nước này đưa ra một đề nghị điên rồ - cấm V. Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh G-20.

Những nước đi khôn khéo trên bàn cờ địa chính trị đã củng cố sự dũng cảm của Putin khi ông quyết tâm buộc phương Tây ngồi yên xem nước Nga thực hiện những động thái chính trị trên trường quốc tế. Năm nay, khi nhắc đến hội nghị thượng đỉnh G-7, tổng thống Nga chỉ nhún vai (với những thành phần như Canada) ông không có gì ngoài sự thông cảm cho thủ tướng Đức.

Cuộc không kích ở Syria đóng vai trò then chốt trong việc giáng cho EU một đòn phản kích nặng nề. Đang lúng túng trong khủng hoảng người nhập cư, châu Âu chuẩn bị cho sự hỗn loạn gia tăng ở Iraq, Lybia và đối mặt với nguy cơ "sói về tổ" của các chiến binh IS có nguồn gốc từ lục địa già cỗi.

Nếu lịch sử châu Âu có dạy chúng ta điều gì đó, thì điều đó là nước Nga có thói quen hạ gục kẻ thù của mình khi chúng chạm đến họ. Sau Napoleon và Hitler có thể là bất cứ ai. Điều cần phải hiểu là hiểu nước Nga.

Tác giả Rakesh Krishnan Simha, bài đăng trên Tehelka.com, 2014

Theo QPAN