Pháp từng cảnh báo Mỹ rằng Phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể trở thành “họng súng sinh học”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chính phủ Mỹ đáng lẽ ra nên ngừng cấp ngân sách nghiên cứu cho Viện Virus học Vũ Hán từ năm 2015, thời điểm mà Trung Quốc giảm sự hợp tác với Pháp trong xây dựng và vận hành phòng thí nghiệm này.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán, tâm điểm của giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm (Ảnh: FT)
Phòng thí nghiệm Vũ Hán, tâm điểm của giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm (Ảnh: FT)

Thông tin trên được đưa ra bởi người đứng đầu cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 của Bộ Ngoại giao dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vào năm 2015, giới chức tình báo Pháp từng cảnh báo Bộ Ngoại giao Mỹ và cả Bộ Ngoại giao của chính nước Pháp rằng Trung Quốc đang cắt giảm dần sự hợp tác tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ David Asher, giờ là chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Hudson, nói với Daily Caller News Foundation.

Đến năm 2017, Pháp “bị đá” ra khỏi phòng thí nghiệm này và sự hợp tác giữa họ với Trung Quốc ngừng hẳn. Điều này khiến giới chức Pháp lên tiếng cảnh báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ rằng họ có mối quan ngại cực kỳ nghiêm trọng về động cơ của Trung Quốc đằng sau hành động trên; theo Asher.

Vào tháng 1/2021, thời điểm mà chính quyền Trump sắp kết thúc, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên lên tiếng tố cáo rằng phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã đại diện cho quân đội Trung Quốc thực hiện các nghiên cứu tuyệt mật kể từ ít nhất là năm 2017.

Thứ Năm tuần trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ không để cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra phòng thí nghiệm ở Vũ Hán thêm nữa. Trung Quốc trước đây cũng từng ngăn WHO tiếp cận các dữ liệu quan trọng bên trong phòng thí nghiệm này.

“Trung Quốc về cơ bản là đã thu hút Mỹ vào hũ mật của họ để được tiếp cận với công nghệ, kiến thức và sự hỗ trợ về vật chất của Mỹ. Rất kinh điển. Cũng giống như họ đã làm ở mọi lĩnh vực” – Asher nói.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 5/2019, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ đã cung cấp 1,1 triệu USD cho tổ chức EcoHealth Alliance (trụ sở tại Mỹ) để thực hiện một thỏa thuận nhỏ với Viện Virus Vũ Hán; theo USAID. EcoHealth Alliance cũng nhận được nguồn vốn từ Cơ quan Giảm thiểu Mối đe dọa Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, mà sau được phân bổ tới phòng thí nghiệm Vũ Hán; theo tạp chí New York.

Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cũng cấp cho EcoHealth Alliance nguồn vốn tổng cộng 600.000 USD trong khoảng 2014 – 2019 để phân bổ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán.

NIH, Bộ Quốc phòng Mỹ và USAID đáng lẽ ra nên ngừng cấp nguồn vốn liên bang cho phòng thí nghiệm Vũ Hán từ lúc mà Pháp đưa ra cảnh báo cho họ vào năm 2015; theo ông Asher. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ “chịu trách nhiệm về chống phổ biến vũ khí đáng lẽ ra nên ngừng ngay mối hợp tác này”, ông nhấn mạnh.

Viện Virus học Vũ Hán, vốn là tâm điểm của giả thuyết COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm, được khởi công xây dựng vào năm 2004 theo một dự án chung giữa Pháp và Trung Quốc.

Phía Pháp hy vọng rằng Viện Virus học Vũ Hán sẽ trở thành một phòng thí nghiệm mở và minh bạch, nơi phục vụ cho cộng đồng khoa học toàn cầu trong việc nghiên cứu các bệnh dịch có thể xảy ra; theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ (tháng 4/2018), dẫn lại lời một quan chức lãnh sự quán Pháp từng hợp tác công nghệ và khoa học với Trung Quốc.

Mặc dù các chính trị gia hàng đầu của Pháp ủng hộ việc hợp tác với Trung Quốc trong dự án này, nhưng giới chuyên gia an ninh và quốc phòng của họ lại không; theo tờ Le Figaro.

Các quan chức an ninh quốc gia Pháp không muốn chia sẻ công nghệ nhạy cảm với một quốc gia không phải là đồng minh và họ lo ngại rằng phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đến một ngày nào đó sẽ bị biến thành “họng súng sinh học”; theo tờ Le Figaro.

Đầu năm 2009, Bộ Ngoại giao Mỹ, mà Bộ trưởng lúc bấy giờ là bà Hillary Clinton, đã thể hiện rõ quan ngại về phòng thí nghiệm Vũ Hán, và hỏi Pháp xem họ biết gì về việc Trung Quốc lên kế hoạch “thu hút các nhà nghiên cứu nước ngoài”. Bà cũng đề nghị Pháp tránh chuyển gia công nghệ cho các nước đang bị nghi là phiir biển vũ khí sinh học; theo các bức email được WikiLeaks công bố.

Dự án phòng thí nghiệm Vũ Hán mất hơn một thập kỷ mới hoàn thiện, và vào tháng 2/2017, giới chức cấp cao của Pháp và Trung Quốc đã tổ chức buổi lễ khánh thành phòng thí nghiệm.

Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ, Bernard Cazeneuve, nói rằng đây là sự kiện đánh dấu sự hợp tác khoa học giữa Pháp và Trung Quốc. Để hỗ trợ dự án chung, phía Pháp sẽ cho Trung Quốc tiếp cận các kiến thức kỹ thuật của họ, từ đó tiếp tục cải thiện chất lượng và sự an toàn của phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; Thủ tướng Cazeneuve nói. Ngoài ra, PHáp cũng cấp cho phòng thí nghiệm này 1 triệu Euro/năm trong vòng 5 năm.

Số tiền trên sẽ giúp trả chi phí để cử 50 nhà khoa học Pháp tới huấn luyện các nhân viên phòng thí nghiệm Trung Quốc; Giám đốc của Inserm – một tổ chức nghiêm cứu của Pháp từng hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm Vũ Hán, nói với tạp chí Science & Sante của Pháp vào tháng 5/2017.

Tuy nhiên, từng bước một, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã thoát hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của các nhà khoa học Pháp ở đó; theo một thỏa thuận giữa Paris và Bắc Kinh nhằm quản lý công việc của các nhà nghiên cứu phía Trung Quốc ở Vũ Hán; theo tờ Le Figaro. 50 nhà khoa học Pháp làm việc ở phòng thí nghiệ này trong suốt 5 năm chưa từng rời đi; tờ báo này nói thêm.

Tháng 1/2018, một nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo về sự thiếu thốn các kỹ thuật viên lành nghề để vận hành phòng thí nghiệm ở Vũ Hán; theo Washington Post. Những quan chức Mỹ từng tới thăm phòng thí nghiệm này và lên tiếng cảnh báo như trên đã không được phép trở về, bởi họ “đặt ra quá nhiều câu hỏi”; theo Asher.

Theo Daily Caller News Foundation