Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2015 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức đang diễn ra ở Nghệ An,
Trong bản tham luận tại diễn đàn kéo dài trong 21-22/4, ông Tuyển kêu gọi: “Điều cần thay đổi là phải lấy kinh tế tư nhân làm động lực chủ yếu, phải có chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân”.
Ông Tuyển cho rằng, chủ trương “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” mà Việt Nam đưa ra đã không được thể hiện trong phát triển kinh tế.
Ông phân tích, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực FDI tăng liên tục từ 15,6% năm 2005 lên gần 20% năm 2013. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này cũng tăng liên tục từ năm 2005, và đạt tới 50% năm 2013. Khu vực FDI cũng chiếm tới 68% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014.
Từ đó, ông Tuyển đưa ra quan điểm: “Với xu thế này, quan điểm nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà không ít người không đồng tình, đã không phải vậy trên thực tế”.
Trong khi đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đề nghị đổi mới nhận thức về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam theo đuổi.
Ông Cung cho rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường “đầy đủ, hiện đại”, trong đó Nhà nước và thị trường là hai yếu tố không thể thiếu, bổ sung cho nhau để làm thị trường hoàn hảo.
Trên cơ sở có thị trường đầy đủ, hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa được đảm bảo bằng điều tiết của nhà nước theo hướng tăng trưởng bao dung, công bằng.
Trong bài viết, ông Cung nhận xét, so với các nền kinh tế thị trường hiện đại, thì khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam còn rất lớn. Số DNNN, bao gồm cả doanh nghiệp có sở hữu nhà nước chi phối, vẫn còn nhiều gần 4.000 đơn vị; DNNN chiếm gần 30% GDP; sử dụng hơn 60% tổng tín dụng của nền kinh tế; tài sản DNNN chiếm gần 45% tổng tài sản của tất cả các doanh nghiệp v.v...
“Như vậy, khác với nhà nước ở các nền o kinh tế thị trường hiện đại, xét về bản chất, nhà nước ở Việt Nam vẫn tổ chức kinh doanh, cạnh tranh với khu vực tư nhân để tìm kiếm lợi nhuận”, ông Cung nhận xét.
Ông Cung cho rằng, cần phải có cải cách về chính trị, ít nhất là phải có thay đổi phù hợp trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước; phân bố lại thẩm quyền, chức năng của một số tổ chức.
Ông cho rằng, cần nâng cao năng lực của Chính phủ và chính quyền địa phương thông qua sửa đổi căn bản Luật tổ chức Chính phủ, Luật Chính quyền địa phương, và Luật Ngân sách Nhà nước.
Với tinh thần tha thiết, ông Cung kiến nghị: “Nếu làm được những điều nói trên, thì Quốc hội khóa này có thể nói là thành công nhất trong tạo thể chế cho cuộc cải cách kinh tế lần 2 đã được chờ đợi từ nhiều năm nay”.
Theo TBKTSG