Hãng ô tô Volkswagen của Đức. Ảnh: The Wall Street Journal. |
Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 5/8 cho rằng chính phủ Mỹ đã đi ngược lại rất nhiều đồng thuận song phương Trung - Mỹ, đơn phương làm leo thang xung đột thương mại, đã gây ra lo ngại của các nước trên thế giới đối với thương mại tự do và kinh tế toàn cầu.
Khi trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế Amrita Narlikar, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu toàn cầu và khu vực (GIGA) Đức cho rằng thông qua gây ra chiến tranh thương mại, chính phủ Mỹ không những không không thể thực hiện được mục tiêu "nước Mỹ trên hết", "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", trái lại sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất bình thường của Mỹ.
Theo bà Amrita Narlikar, mặc dù Trung Quốc và Mỹ tồn tại bất đồng trong một số vấn đề, nhưng tất cả cần được thảo luận, giải quyết trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chứ không phải sử dụng các hành động của chủ nghĩa đơn phương. Điều này sẽ chỉ làm cho tình cảnh của các bên đều trở nên gay go hơn.
Khi nói đến ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, bà Amrita Narlikar cho rằng có hai điểm xác định: Trước hết, xu thế leo thang của chiến tranh thương mại nếu như tiếp diễn, rất khó có bên thứ ba không bị ảnh hưởng bởi dòng xoáy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Thứ hai, chiến tranh thương mại chắc chắn có thể làm cho các ngành nghề cụ thể của nước Mỹ tăng thêm một số việc làm, nhưng cũng sẽ gây tổn thất cho các lĩnh vực kinh tế khác.
Theo phân tích của chuyên gia Amrita Narlikar, hiện nay, Trung Quốc và các đối tác thương mại khác bị ép phải áp dụng các hành động đáp trả, nông nghiệp Mỹ đã bị tổn thất, giá đậu tương trượt dốc đã chứng minh điều này.
Bà nói: "Nông nghiệp Mỹ rất có khả năng sẽ bị ảnh hưởng kép, trước hết là mất đi thị trường Trung Quốc, thứ hai là chi phí giá cả thiết bị đồng bộ tăng lên do Mỹ tăng thuế quan sắt thép. Đồng thời, người tiêu dùng Mỹ cũng buộc phải trả giá cao hơn cho các vật dụng hàng ngày".
Bà Amrita Narlikar chỉ ra, nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, Đức cũng có khả năng bị cuốn theo. "Giả thiết ô tô do Mỹ xuất khẩu bị tăng thuế, nhà sản xuất ô tô Đức có nhà máy ở Mỹ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, họ sẽ buộc phải phân tán một phần năng lực sản xuất ra khỏi Mỹ".
EU có thể tiến hành trợ cấp nông nghiệp như Mỹ. Ảnh: Ifeng.
|
Bà Amrita Narlikar nói: "Khi mọi người ở vào hoàn cảnh khó khăn phát triển gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, họ buộc phải tái cơ cấu hoặc sửa đổi chuỗi ngành nghề toàn cầu, phải trả giá rất đắt, kết quả đều bất lợi cho phần lớn các nước tham gia và người tiêu dùng".
Bà Amrita Narlikar cho rằng chính sách trợ cấp của chính phủ Mỹ đối với nông nghiệp Mỹ là "một sự thụt lùi trong khuôn khổ WTO". Theo bà, Mỹ tuyên bố trợ cấp nông nghiệp trị giá 12 tỷ USD, đối với châu Âu, không đi theo tiến hành trợ cấp là rất khó khăn.
Trong khi đó, cuộc chiến trợ cấp giữa Âu - Mỹ gây tiêu hao to lớn cho cả hai bên, rất có thể tạo được hiệu ứng nợ nần và tài chính rất khó chấp nhận. Nếu Âu - Mỹ nổ ra cuộc chiến trợ cấp nông nghiệp thì các nước đang phát triển tương đối nghèo và các nước kém phát triển nhất sẽ bị thiệt hại, họ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường.
"Nếu chính phủ Mỹ quay lại con đường cũ ra sức trợ cấp cho nông nghiệp, thì họ sẽ gây ra một loạt phản ứng, khiến cho sự vận hành của nền kinh tế thế giới thụt lùi vài chục năm" – bà Amrita Narlikar khẳng định.
Theo bà Amrita Narlikar, cuộc chiến tranh thương mại này leo thang, lĩnh vực tác động rộng, chính phủ Mỹ sẽ càng khó bảo vệ người tiêu dùng bình thường của Mỹ. Đương nhiên, hậu quả và cái giá phải trả như vậy đều có thể xảy ra trong các nền kinh tế bị liên lụy bởi chiến tranh thương mại.
Trái ngược với quan điểm "Mỹ có thể dễ dàng giành được chiến thắng thương mại" của ông Donald Trump, chiến tranh thương mại khiến cho cả hai cùng bị thương. Theo bà Amrita Narlikar, tăng thuế quan không thể giải quyết được vấn đề, các nước cần nỗ lực xây dựng cơ chế thúc đẩy thành quả toàn cầu hóa kinh tế được phân phối công bằng.