Giống như những nhà lãnh đạo độc tài khác, Erdogan đang làm tất cả những gì có thể để người dân trong nước thấy rằng “ở đây ai mới là chủ nhân”.
Vị Tổng thống dấy lên cuộc chiến chống người Kurd ly khai, nắm quyền kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông, cưỡng bách quân đội tuân phục và nhồi sọ người dân rằng nếu như thiếu ông ta thì Thổ Nhĩ Kỳ chẳng có khả năng làm bất cứ điều gì, — tác giả bài báo nhận xét.
Tuy nhiên, đằng sau cái mẽ cứng rắn ấy, Erdogan đơn giản là hèn nhát, yếu ớt, đồng thời cũng rất dễ bị tổn thương — ông ta không thể chịu được dù chỉ là những lời chỉ trích nhỏ nhặt nhắm vào cá nhân mình.
Minh chứng rõ nét là đến thời điểm này, vì “xúc phạm Tổng thống” mà gần 2.000 người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị truy tố.
Điều này tạo ra ấn tượng rằng Erdogan sẽ ngay lập tức cảm thấy “tổn thương” nếu có lời nhận xét nào đó không vừa tai.
Đáng chú ý, khi đây không phải là lần đầu tiên một tờ báo uy tín của phương Tây công khai chỉ trích Erdogan.
Gần đây nhất, trong một bài viết vào trung tuần tháng 2, tổng biên tập tạp chí Politics First (Hy Lạp), Marcus Papadopoulos, thậm chí còn cho rằng Erdogan mắc bệnh tâm thần và hoang tưởng giống Hitler.
Theo đó, Papadopoulos đã viết: “Theo ý kiến của tôi và nhiều nhà ngoại giao nước ngoài mà tôi có dịp trao đổi, Tổng thống Erdogan đang mắc bệnh tâm thần. Ông có biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại, tin rằng mình có vận mệnh trời trao. Một nguyên thủ quốc gia như vậy là vô cùng nguy hiểm cho cả khu vực”.
Vị chủ bút người Hy Lạp còn nhắc rằng, trong lịch sử đã có những nhân vật tương tự, ví dụ Adolf Hitler, một người tâm thần bệnh hoạn.
May thay, ông Erdogan không sở hữu quyền lực như Hitler. Tuy nhiên, Erdogan đã góp phần làm gia tăng cuộc xung đột đẫm máu tại Syria và phản âm của cuộc xung đột đang dội ngược vào chính Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Papadopoulos, bằng cách này hay cách khác Recep Tayyip Erdogan phải bị loại bỏ, bởi vị đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở nên rất nguy hiểm khi nắm trong tay quyền lực.
N.S