Theo giới chuyên gia, khi tiếp xúc với mù tạt lưu huỳnh, cơ thể con người có thể bị bỏng hóa chất trong vòng 24 giờ. Nếu hít vào, nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nặng, thậm chí tử vong khi người viêm nhiễm gặp đau đớn kéo dài. Một số báo cáo cho biết Nhà nước Hồi giáo đang nắm giữ một lượng lớn loại hóa chất mù tạt lưu huỳnh, và có thể đã sử dụng nó.
Một lãnh đạo lực lượng người Kurd cho biết 35 binh sĩ đồn trú gần thành phố Erbil (Iraq) đã mắc bệnh sau một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào tháng 8.2015. Hồi đầu tháng 10, các mẫu xét nghiệm từ binh lính dường như cho thấy họ bị lây nhiễm bởi chất mù tạt lưu huỳnh.
Binh sĩ người Kurd bị ảnh hưởng bởi vũ khí hóa học của IS? |
“Hầu hết binh sĩ có thể đã mắc phải mù tạt gas, hay còn gọi là mù tạt lưu huỳnh. Nhưng tôi muốn xác định chắc chắn mọi thứ, và tìm hiểu xem nó đến từ đâu, khi rất khó để có được những hóa chất loại này”, một nhà ngoại giao giấu tên nói với Reuters. Để điều tra những nghi ngờ, một nhóm thanh tra viên của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) sẽ đến Iraq trong thời gian tới.
Nhiệm vụ chính của OPCW là xác minh xem các nhóm khủng bố có sử dụng hóa chất bị cấm trong Chiến tranh thế giới thứ 2 hay không, nếu có thì sẽ tiếp tục tìm hiểu xem bọn khủng bố IS nhận được hóa chất từ đâu, liệu còn kho dự trữ vũ khí hóa học nào khác ở Trung Đông? Theo Công ước cấm vũ khí hóa học, Syria hiện không tiếp nhận bất cứ loại hóa chất tương tự nào, và cũng không có báo cáo liên quan ở Iraq.
Nếu được xác nhận chính thức thì đây không phải là lần đầu tiên IS sử dụng vũ khí hóa học. Vào tháng 1.2015, các tay súng khủng bố đã tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí clo vào lực lượng chính phủ Iraq. Không lâu sau đó, chiến binh thánh chiến tiếp tục tấn công người Shiite ở Iraq bằng hóa chất tương tự.
“Lực lượng an ninh đã cố gắng loại bỏ một con đường dẫn đến ngôi làng ở tỉnh Salah Ed-Din và 10 viên đạn súng cối chứa đầy khí clo cũng được vô hiệu hóa sau đó”, người đứng đầu lực lượng dân quân al-Hashd ash-Shaabi cho biết trong một tuyên bố.
Sau những kết quả đạt được từ các cuộc không kích của quân đội Nga phá hủy nhiều mục tiêu của khủng bố IS tại Syria, chính phủ Iraq đã cho thấy ý định hợp tác nhiều hơn nữa với Moscow. Nga, Iraq, Iran và Syria đang phối hợp các hoạt động quân sự thông qua một trung tâm thông tin ở Baghdad.
Hôm 19.10, văn phòng Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nhấn mạnh “Bagdad muốn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Nga, phục vụ cho lợi ích của nhân dân hai nước”. Ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là Nhà nước Hồi giáo, là một trong những mục tiêu đó.
Hàn Giang - Theo Sputnik news, Một thế giới