Ảnh hưởng của các dự án này đến tình hình quốc tế là chủ đề của một hội thảo khoa học được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga với sự tham dự của các chuyên gia từ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Pakistan, chuyên viên nghiên cứu hàng đầu từ Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO Andrei Ivanov cho biết.
Theo ông Ivanov, Trung Quốc có ý định đầu tư 980 tỷ USD vào 900 dự án tại 60 quốc gia Á Âu trong khuôn khổ dự án "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa". Phát biểu tại hội thảo khoa học, cố vấn của giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Nga Konstantin Kokarev đã dẫn ra những con số như vậy. Dự án này chủ yếu nhằm tăng cường vị thế kinh tế của Bắc Kinh tại Á Âu. Những người châu Âu cũng mong chờ các khoản đầu tư của Trung Quốc bởi vì hiện nay châu Âu thiếu hơn 300 tỷ USD cho dự án của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nhằm tạo ra 1 triệu chỗ làm việc mới. Theo ông Kokarev, vấn đề duy nhất hiện nay là ở chỗ, chính phủ EU phải thông qua quyết định dứt khoát về số phận của dự án hợp tác với Trung Quốc, mà các chính khách EU chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, và Washington không muốn để Bắc Kinh củng cố vị thế của mình ở châu Âu.
Như được biết, Mỹ đang tích cực vận động hành lang cho các dự án hội nhập của họ, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhật Bản đã gia nhập Hiệp định và đang lo ngại rằng, điều đó có thể gây thiệt hại cho các nhà sản xuất gạo, thịt lợn và xe hơi. Hàn Quốc vẫn chưa xác định thái độ của mình đối với TPP. Seoul lo ngại rằng, TPP sẽ gây ra những sự phức tạp cho các mối quan hệ hợp tác với Bắc Triều Tiên…, cũng như cho các quá trình hội nhập trên địa bàn Á Âu. Đây là ý kiến của chuyên gia Om Gu Huo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương thuộc Đại học Hanyang ở Seoul.
Trong khi đó, quá trình hội nhập ở Á Âu đang trên đà phát triển: hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc về xây dựng "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa", Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đề nghị thành lập dự án ba bên với sự tham gia của Nga,Trung Quốc và Mông Cổ. Các chuyên gia cho rằng, Ulaanbaatar đề xuất sáng kiến này với mục đích tận dụng lợi thế của các nước láng giềng và né tránh sự cạnh tranh trên thị trường Mông Cổ.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học, cố vấn Tổng thống Nga về hội nhập kinh tế khu vực Sergei Glazyev đã tuyên bố rằng, trở ngại cho các dự án hội nhập tại Á Âu là từ phía Hoa Kỳ. Do một số yếu tố kinh tế khách quan, Washington đang mất dần độc quyền của mình, và do đó chính sách của Mỹ đang trở thành hung hăng hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà các lò lửa căng thẳng tại Á Âu xuất hiện ở ngã tư các hành trình hội nhập trong các dự án của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Iran và các nước Trung Á. Chuyên gia Boris Volkhonsky từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga nói lên quan điểm này khi phát biểu tại Hội thảo khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, Nga nên thảo ra khái niệm rõ ràng về các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và các dự án của Nga về phát triển Siberia và Viễn Đông nên được liên kết với các quá trình đó. Ngoài ra, chúng ta không được quên về dự án Bắc-Nam với sự tham gia của Nga, Iran và Ấn Độ.
Các chuyên gia tham gia hội thảo khoa học đều ghi nhận rằng, mục đích của các dự án hội nhập tại Âu Á mà Nga và Trung Quốc đang vận động, không phải là sự cô lập của Mỹ, mà là việc xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn, có chú ý đến lợi ích của các nước lớn và nhỏ".
Theo Sputnik