Bất kỳ cuộc cách mạng màu nào cũng có màu sắc, có biểu tượng nhất định của nó. Ở Nga, các cuộc cách mạng đó được gọi là cách mạng cam. Điều không có gì là bí mật là một số thế lực chính trị muốn thấy tình hình kinh tế và xã hội Nga tồi tệ đi. Vì họ sống theo nguyên tắc càng tồi tệ càng tốt. Nhưng người ta đúng khi nói rằng, nếu cách mạng mở ra con đường cho tiến bộ thì “cách mạng cam” (phản cách mạng) đóng lại con đường đó.
Nhưng mặc dù vậy, các thế lực chính trị phương Tây vẫn xây dựng một số kịch bản cách mạng màu ở Nga. Theo Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga Aleksei Pushkov, tất cả các kịch bản đó đều cách này hay cách khác có liên quan đến ảnh hưởng của Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia, ông nêu ra ba kịch bản cách mạng màu ở Nga.
Kịch bản 1
Kịch bản này trù tính các phong trào biểu tình, chống đối do các phần tử đối lập tay sai Mỹ điều phối.
“Đã có một kịch bản maidan ở Nga mà quảng trường Bolotnaya (ở Moscow) đã có thể phương án thay thế cho nó. Những người tham gia (biểu tình ở Bolotnaya) đã được xem như một phong trào có triển vọng cần được yểm trợ về mặt thông tin và chính trị”, ông Pushkov nói, đồng thời nêu đích danh một số phần tử đối lập đó, trong đó có Mikhail Khodorkovsky, Garry Kasparov, Mikhail Kasyanov...
Kịch bản này, theo hạ nghị sĩ Nga, có hiệu quả nhất và được công luận phương Tây ủng hộ nhất, nhưng trở nên khó thực hiện trong bối cảnh Tổng thống Nga Valdimir Putin giành được sự ủng hộ cực kỳ cao của dân chúng.
Kịch bản 2
Kịch bản 2 là kịch bản mở. Theo ông Pushkov, nó thể hiện sự ảnh hưởng của Mỹ rõ hơn cả.
“Tôi nghĩ rằng, chẳng có phong trào quần chúng nào ở Nga sẵn sàng trở thành cái loa của nước Mỹ. Thật kỳ lạ khi Khodorkovsky trên thực tế lại tuyên bố mở đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình ở trụ sở của Freedom House vốn được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ 90%. Nghĩa là ngay từ đầu, ông ta định vị mình như một kẻ tay sai Mỹ, điều đó không khiến ông ta được lòng dân hơn ở Nga. Tôi cho rằng, những con người này đơn giản bị lợi dụng để khuấy động tình hình chính trị ở nước ta”, ông Pushkov chia sẻ.
“Cách mạng cam” có vẻ như một chương trình chính trị với những con rối, nơi các chính trị gia thế giới giật dây các chính trị gia thân phương Tây.
Nhưng cả kịch bản này cũng khó lòng thực hiện. Vấn đề là ở chỗ, các hành động thù địch từ phía Mỹ đã buộc một phần lớn dân chúng Nga coi Washington là đối thủ chính trị chủ yếu của Moscow, chứ không phải là “vị cố vấn tốt bụng” mà chính quyền Mỹ muốn tỏ ra.
Kịch bản 3
Kịch bản cuối cùng là kịch bản kinh tế. Đó là các đòn bẩy gây sức ép mạnh mẽ. “Kịch bản thứ ba là gây bất ổn kinh tế đối với Nga để tạo ra các cuộc biểu tình đông người và gây nghi ngờ đối với uy tín và ảnh hưởng của Vladimir Putin”, ông Pushkov nhận định.
Cần lưu ý rằng, trước đây, phương Tây cũng từng gây sức áp mạnh với giới tinh hoa Nga. Hãy nhớ lại cuộc bầu cử năm 2012. Và những câu chuyện về “việc giả mạo kết quả”. Hồi đó, Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đã cho phép mình đưa ra phát biểu ngạo mạn chưa từng có: Nước Nga, theo Biden, đã mệt mỏi vì chính quyền hiện nay và kết quả là sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến những sự kiện tương tự như đang diễn ra ở thế giới Arab.
Hồi đó, áp lực đối với Nga chủ yếu gây ra bằng con đường thông tin. Và GDP của Nga, giống như một vết thương đau đớn bị các nhà tổ chức phương Tây cố gắng xé toạc ra.
Tuy nhiên, ông Aleksei Pushkov tin rằng, hiện nay, âm mưu thực hiện kịch bản thứ ba đã gây tổn hại cho kinh tế của cả EU lẫn Mỹ. Nhiều khả năng, Mỹ đã đánh giá thấp mức độ phát triển kinh tế của Nga. Mà sự đối kháng đó đang gây cho họ nhiều tổn hại hơn là lợi ích.
Cả ba kịch bản đang tồn tại. Nhưng câu hỏi là ở chỗ chúng khả thi đến mức nào, ông Pushkov nhấn mạnh.
Theo VND