Nga tốn bao nhiêu cho một ngày không kích?

Sau một tháng triển khai lực lượng không quân ở Syria. Các chuyên gia phương Tây đã thử tính toán và đưa ra những thông số về chi phí ngân sách mà Nga sẽ tổn thất trong chiến dịch không kích chống các lực lượng khủng bố IS.
Nga tốn bao nhiêu cho một ngày không kích?

Trang tin Lý luận và Thực tế (Arguments & Facts) đăng bản phân tích của công tyCông ty IHS Jane’s- một công ty phân tích độc lập có trụ sở tại London chuyên sâu về lĩnh vực quân sự và vũ khí trang bị.

Công ty IHS Jane’s đã tiến hành phân tích và đánh giá chi phí quân sự của Nga khi tiến hành chiến dịch không kích các tổ chức khủng bố quốc tế IS, Jabhad en Nursa.

Bản phân tích của IHS Jane là bản thống kê đầu tiên đánh giá toàn diện về các chi phí tài chính của cuộc chiến tranh mà Nga đang tiến hành chống các tổ chức khủng bố, trong đó tính đến tất cả các hạng mục chính phải chi tiêu, chi phí khai thác sử dụng máy bay, chi phí tiêu hao bom đạn,đảm bảo hậu cần kỹ thuật, chi phí dành cho các hoạt động trinh sát, tình báo….

Theo các đánh giá của Jane’s, Nga hàng ngày sẽ phải chi 710 nghìn USD cho các hoạt động tác chiến đường không, 750 nghìn USD cho công tác cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, 440 nghìn USD cho lực lượng bảo đảm và phục vụ. 250 nghìn USD  cho công tác hậu cần và tình báo trinh sát.

Các chuyên gia của Jane’s cũng tính được, mỗi một giờ khai thác sử dụng các máy bay chiến đấu phản lực, Nga sẽ phải chi khoảng 12 nghìn USD, trực thăng chiến đấu và vận tải khoảng 3 nghìn USD.

Phân tích của Jane còn để lại một khoản chi phi liên quan đến những khó khăn không thể tránh khỏi phát sinh trong quá trình tính toán chính xác chi phí vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện từ Nga đến Syria, chi phí phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian vào ngày 07.10 mà theo các chuyên gia nó có giá khoảng 36 triệu - chi phí tiền lương và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của 1500 2.000 lính Nga ở Syria.

Dựa trên cơ sở những tính toán đã nêu, các chuyên gia Jane’s đưa ra kết luận, mỗi ngày nước Nga phải chi khoảng 4 triệu USD, nếu tính từ ngày đầu tiên triển khai chiến dịch quân sự ở Syria thì tổng số chi tiêu ngân sách Nga cho cuộc chiến này vượt quá con số 100 triệu USD.

Các quan chức Bộ quốc phòng Nga khẳng định, ngân sách quốc phòng Nga khoảng 50 tỷ USD, hoàn toàn có khả năng trang trải cho chi phí này. Tất nhiên những tuyên bố như vậy, nếu như nó đúng với thực tế cũng không phản ánh được bức tranh tài chính mà tổng thống V.Putin phải đối mặt, nếu như chiến dịch quân sự của Nga ở Syria kéo dài, mà điều đó khó có thể tránh khỏi.

Nền kinh tế Nga hiện đang trong tình trạng lạm phát cao, lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu mỏ, nguồn thu chính của ngân sách Nga đang suy giảm do sự nhu cầu trên thế giới giảm xuống và sự gia tăng nguồn cung.

Tất nhiên, nếu so sánh với các cuộc chiến tranh mà Mỹ và đồng minh đã tiến hành ở Syria cũng như nhiều nước trước đây, thì chi phí của nước Nga trong cuộc chiến này không đáng kể. Hơn nữa, Nga sử dụng hầu hết các phương tiện chiến tranh đã qua nhiều năm phục vụ, khiến cho chi phí ngân sách của Nga giảm nhiều. Khoản chi phí đắt đỏ mà Nga phải chịu là việc sử dụng các máy bay thế hệ mới như Su-34, Su – 30SM. Nhưng các quan chức quốc phòng Nga hy vọng thông qua việc sử dụng các máy bay này có thể thu được những bài học kinh nghiệm đắt giá trong việc phát triển các thế hệ máy bay chiến đấu sau này.

Trong những tính toán của các chuyên gia quân sự nước ngoài có những đối số và những tính toán địa chính trị mà họ không tính đến.

Trong mọi trường hợp, các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ biên giới và an ninh nước Nga cũng như các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước an ninh quốc gia. Không thể không tính đến tuyên bố chiến tranh của tổ chức khủng bố quốc tế Nhà nước Hồi giáo với nước Nga cũng như việc hàng nghìn chiến binh khủng bố có nguồn gốc từ Liên xô cũ đang tham gia hàng ngũ của IS.

Tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở Syria, nước Nga đang củng cố lại ảnh hưởng của mình ở Trung Đông và Địa Trung Hải, những hoạt động ngoại giao gần đây cho thấy, các quốc gia – bao gồm cả các quốc gia không đồng quan điểm  như Ả rập _ Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ đều nhận thấy vị thế địa chính trị của Nga ở khu vực này.

Kinh nghiệm tác chiến đường không thu được trong một cuộc chiến tranh cục bộ sẽ cho phép Bộ quốc phòng Nga giảm thiểu rất nhiều chi phí và tổn thất để phát triển lực lượng không quân chiến trường chống lại các nguy cơ đe dọa an ninh trong nước và các nước đồng minh láng giềng của nước Nga.

Theo QPAN