Nga sắp tập trận quy mô lớn, Mỹ-NATO “ngồi trên lửa”

VietTimes-- Các thành viên NATO đang ngày càng báo động về việc Nga tăng cường các hoạt động. Mùa thu năm nay, Nga và Belarus sẽ lại tổ chức cuộc tập trân quân sự chung và đồng thời là cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Mỹ-NATO đang đau đầu trước sự xuất hiện các vũ khí mới của Nga như siêu tăng Armata...
Xe tăng Armata của Nga
Xe tăng Armata của Nga

Việc Na Uy tập trung nâng cấp khả năng chống thiết giáp có lẽ là để đối phó với sự đầu tư của Nga vào các hệ thống phòng thủ chủ động (APS) cho xe tăng và các xe thiết giáp, theo chuẩn tướng Ben Barry, một chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh trên bộ tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế. 

Các thành viên NATO ở Đông Âu đang ngày càng báo động về việc Nga tăng cường các hoạt động ở khu vực này.

Mùa thu năm nay, Nga và Belarus sẽ lại tổ chức cuộc tập trân quân sự chung và đồng thời là cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. NATO trong những tháng vừa qua đã triển khai các đơn vị đến Đông Âu và các nước Baltic, thậm chí Lithuania còn đi xa hơn khi kêu gọi quân Mỹ hiện diện lâu dài ở khu vực này.

Hiện nay, Na Uy đã công khai thảo luận các biện pháp để đối phó với những vũ khí tân tiến nhất của Mátxcơva trong một cuộc chiến tranh tăng thiết giáp.

Na Uy cũng dự định sẽ chi từ 23,7 triệu USD đến 41,5 triệu USD từ năm 2017 đến năm 2025 để thay thế các hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng Javelin. Hành động này “nhằm duy trì khả năng chiến đấu chống các xe thiết giáp hạng nặng”, tài liệu từ Bộ Quốc phòng Na Uy cho hay.

Việc Na Uy tập trung nâng cấp khả năng chống thiết giáp có lẽ là để đối phó với sự đầu tư của Nga vào các hệ thống phòng thủ chủ động (APS) cho xe tăng và các xe thiết giáp, chuẩn tướng Ben Barry, một chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh trên bộ tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế nhận định.

Business Insider cho biết các hệ thống APS sử dụng radar để phát hiện các vũ khí chống tăng và vũ khí chống giáp, triển khai các biện pháp đối phó để tiêu diệt hoặc phá hủy chúng.

Ví dụ về chuỗi sự kiện APS có thể tham gia và khoảng cách tối thiểu sử dụng APS

Theo ông Barry: “Việc Na Uy tập trung tìm các biện pháp mới để đối phó với APS có lẽ là do nước này mới đổi mới trọng tâm vào ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự với Nga.” “Quả thực, xe tăng chiến đấu chính của Nga là Armata có tích hợp APS và sẽ là xe tăng đầu tiên được triển khai với công cụ này ngay từ đầu".

“Do đó rất cần các hệ thống chống tăng có thể tấn công các hệ thống APS,” theo tài liệu từ Bộ Quốc phòng Na Uy.

Với động thái này, Na Uy có vẻ như đang phá vỡ điều cấm kỵ đối với các quan chức quân sự phương Tây và các ngành công nghiệp quốc phòng trong việc thảo luận công khai các thách thức khi đối phó với APS. Ông Barry cũng cho rằng “Việc Nga tăng cường triển khai APS có thể làm giảm đáng kể sức mạnh chiến đấu của lực lượng trên bộ của NATO.”  

Theo Defense News, Na Uy đã cố gắng tăng cường chi tiêu quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Vào tháng 11/2016, chính phủ nước này tuyên bố sẽ bổ sung thêm 230 triệu USD vào ngân sách quốc phòng năm 2017, khiến tổng ngân sách tăng lên đến hơn 6 tỷ USD.

Cho dù không phải là không gây ra tranh cãi về mặt chính trị, việc tăng cường chi tiêu quân sự cũng một phần được các đảng chính trị của Na Uy ủng hộ vì nhu cầu phải đuổi kịp chi tiêu quốc phòng của Nga, cũng như những lo ngại về việc Mỹ dưới thời ông Trump có thể cắt giảm chi tiêu trong việc bảo đảm an ninh cho châu Âu.

Theo Defense News, vào tháng 2/2017, Lực lượng phòng vệ Na Uy tuyên bố rằng các nguồn quỹ của các dự án tái cơ cấu quân đội sẽ được chuyển vào các chương trình mua sắm, một trong số đó là hiện đại hóa khả năng tấn công lực lượng mặt đất của Na Uy.

“Trước tình hình hiện nay ở khu vực, Na Uy cần phải sở hữu lực lượng quốc phòng mạnh nhất trong tầm chi trả của nước này", ông Bård Vegard Solhjell, một thành viên Đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả của quốc hội, thuộc Ủy ban thường trực các vấn đề đối ngoại và quốc phòng của Na Uy phát biểu.

Cho dù Armata của Nga sẽ là xe tăng đầu tiên  của Nga được trang bị APS từ đầu, quân đội các nước khác cũng đã bổ sung hoặc đang tìm cách bổ sung các hệ thống này vào các xe bọc thép vì hiện nay các hệ thống vũ khí chống tăng và các loại tên lửa xuất hiện một cách tràn lan.

Lính Na Uy, Mỹ, Hà Lan và Anh tham gia Cuộc tập trận Cold Response ở Namsos, Na Uy

Israel đã lắp đặt hệ thống APS mang tên Trophy, hệ thống này có thể làm giảm tính hiệu quả của các vũ khí dẫn đường chống tăng và các vũ khí chống tăng RPG xuống còn 2/3 trên các xe tăng chiến đấu chính hiêu Merkava của nước này.

Theo ông Barry, Anh cũng đang tìm cách bổ sung APS ít nhất trong vòng một thập kỷ, trong khi Hà Lan gần đây cho rằng hệ thống BAE sẽ hỗ trợ cho một số xe thiết giáp cùng với APS của Israel.

Mỹ sở hữu xe tăng M1A1 Abrams có thể đang mất đi lợi thế so với các xe tăng nước ngoài, trong số đó có xe tăng Merkava của Israel. Mỹ cũng được cho là đang có kế hoạch phát triển cả APS lên các xe bọc thép hiện nay và xe tăng thế hệ mới.

Tuy nhiên, bất chấp những động thái này, quân đội một số nước “dường như đã bỏ qua những dấu hiệu không khả quan về khả năng chống giáp của mình,” ông Barry trả lời BBC.

Theo Business Insider, các hệ thống phòng thủ chủ động không phải là không thể đánh lừa. Hiện nay những hệ thống này không thể ngăn chặn đạn chống tăng, và trên lý thuyết, APS có thể bị đánh bại nếu bị tấn công bởi một loạt vũ khí chống giáp bảo vệ. Nhưng ông Barry cho rằng kể cả với các chiến thuật này thì APS vẫn có thể làm giảm tính hiệu quả của các vũ khí chống thiết giáp.

Cho dù Na Uy chỉ có chung một đoạn ngắn đường biên giới với Nga, nước này, cũng giống như cả NATO đang tìm cách điều chỉnh mối quan hệ đang ngày càng gay gắt với Mátxcơva.

Vào tháng 1/2017, Mỹ đã cử 300 thủy quân lục chiến đến Na Uy để tham gia huấn luyện tác chiến mùa đông. Sự kiện này trùng hợp với Chiến dịch giải pháp Đại Tây Dương, một chiến dịch riêng do Mỹ tài trợ, hậu thuẫn NATO bằng cách đưa quân đến huấn luyện ở châu Âu.

Các quan chức quốc phòng Na Uy cũng đã nhấn mạnh nhu cầu ‘thống nhất và đoàn kết’ trong nội bộ NATO để đối phó với nỗ lực phá hoại liên minh của Nga, cho dù việc liên lạc với Mátxcơva là cũng là trọng tâm của sự đáp trả này.

Theo Defense News, “quan trọng là chính quan hệ của Na Uy, Mỹ và NATO với Nga đã cân bằng biện pháp răn đe và biện pháp đối thoại,” lãnh đạo Lực lượng phòng vệ Na Uy, Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen nhận định.