Nga “quá siêu” bình định Syria, tướng Mỹ buộc phải thừa nhận

VietTimes -- Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tuyên bố Nga là nước có khả năng đe dọa Mỹ nhất, nhưng ông cũng thừa nhận Nga đã thành công trong việc bình định Syria, trụ vững Assad, Seatimes (Mỹ) cho biết.
Phi công Nga lên máy bay xuất kích tại Syria
Phi công Nga lên máy bay xuất kích tại Syria

“Quân đội Nga tạo ra những mối đe dọa lớn nhất đối với các lợi ích của Mỹ. Bất chấp việc giảm dân số và kinh tế suy thoái, Nga đã đầu tư lớn vào năng lực quân sự. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã biên chế một loạt các hệ thống vũ khí tầm xa, bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, chiến đấu cơ, tàu ngầm hạt nhân, xe tăng và các hệ thống phòng không. Chúng ta đã chứng kiến năng lực tác chiến hiện đại hơn của Nga thể hiện tại Syria và chúng ta cũng đang theo dõi sát sao những phát triển mới của Nga trong các hoạt động không gian và gián điệp mạng”, tướng Joseph F. Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ phát biểu hôm 29/3 tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington.

Theo tướng Dunford, năng lực quân sự của nga được nhìn hận trong bối cảnh chiến lược răn đe của Moscow. Ông mô tả là các hoạt động của Nga tại “vùng xám” như tại Georgia, Crimea và Ukraine, cũng như việc Nga bày tỏ ý định và thể hiện năng lực phóng chiếu quyền lực tại nhiều khu vực cùng lúc. Những hành động của Nga đe dọa sự đoàn kết của NATO và hủy hoại trật tự quốc tế, ông Dunford cáo buộc.

“Quá trình hiện đại hóa quân đội và học thuyết phát triển của họ nhằm làm tê liệt ưu thế cạnh tranh truyền thống của chúng ta và giới hạn các lựa chọn chiến lược của chúng ta”, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ nói.

Hải quân Nga tập trận độ bộ
Hải quân Nga tập trận độ bộ

Tướng Dunford cũng liệt Trung Quốc, Iran, Triều Tiên vào danh sách các quốc gia gây ra đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, cũng như các thực thể phi nhà ước như tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo (IS). Chiến lược của Mỹ để tiêu diệt IS tập trung vào hai yếu tố: trước hết là tấn công tiêu diệt các thủ lĩnh và chiến binh IS, làm suy yếu sức mạnh của chúng, ngăn chặn các kênh liên lạc và cắt đứt các nguồn thu nhập của nhóm khủng bố này.

Yếu tố quan trọng thứ hai là phát triển và hỗ trợ một cách hiệu quả các đối tác trên thực địa nhằm chiếm giữ các vùng lãnh thổ từ tay IS và bảo đảm an toàn cho các nơi nay. Chiến dịch quân sự của Mỹ được thiết kế nhằm gây sức ép đồng thời lên IS tại cả Iraq và Syria.

Nếu không có  một đối tác rõ ràng trên thực địa, Syria sẽ là thách thức khó khăn nhất. Ông Dunford cho rằng muốn thành công ở Syria đòi hỏi Mỹ làm việc với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bảo đảm khu vực biên giới phía bắc Syria, hỗ trợ các lực lượng đối lập thích đáng muốn chiến đấu chống IS ở Syria và tiếp tục không kích tấn công các trung tâm chỉ hủy, kiểm soát và các nguồn thu nhập của chúng, trong khi bẻ gãy khả năng lập kế hoạch và tiến hành những cuộc tấn công ở nước ngoài chống Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Trả lời câu hỏi về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, tướng Dunford nói chế độ Syria đã lâm nguy vào thời điểm tháng 7, tháng 8 năm ngoái. Nhưng hiện nay đã ổn định. Ông Dunford thừa nhận, tổng thống Bashar al- Assad và chế độ Syria đã ở vị thế tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi Nga can thiệp quân sự.

“Nga hiện nay đã thông báo rút quân. Theo quan điểm của tôi, vẫn có một số việc phải làm để chống IS, do đó tôi không chắn chắn về những gì Nga có ý muốn làm, nhưng chắc chắn họ đã tỏ rõ sự hiệu quả trong việc hỗ trợ chế độ Assad”, tướng Dunford thừa nhận.

T.N